[ERASMUS MUNDUS] Tâm sự về 5 năm và những bước chân nhỏ!

Hiiiiiiiiii, mình là Đức vui vẻ :> là 1 cựu sinh viên của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Sẽ không có bài viết này nếu 5 năm trước mình không ngây thơ đứng dậy trong tiết sinh hoạt lớp và hỏi: “Thầy ơi, làm cách nào để có được học bổng toàn phần Thạc sĩ Châu Âu ạ?”. Thoáng chốc mấy năm trôi cái vèo và giờ mình ngồi đây hì hục gõ những dòng này nè . Ắt hẳn các bạn đang xem bài viết này cũng đang tìm cơ hội viết lên quyển nhật ký thật đẹp bản thân đúng không? Mình nghĩ là đúng rồi đó, vậy ở lại nhé, mình ở đây để giúp các bạn!

Sơ lược 1 tí về học bổng mà mình sắp theo học nha, tên viết tắt là EuroAquae (Hydroinformatic and Water management) với fund Erasmus Mundus (EM) từ EACEA (Education, Audiovisual and Culture Executive Agency). Các ngành khác các bạn tìm tại EACEA). Học bổng này theo kiểu “mobility learning” với mission là đưa văn hoá, cuộc sống Châu Âu đến gần với sinh viên trên toàn thế giới, đặc biệt là sinh viên từ những nước đang phát triển như chúng mình nè. Thời gian học là 730 ngày (2 năm) với tổng giá trị học bổng (toàn phần) dao động từ 49-50 nghìn euro cho mỗi ứng viên được chọn. Học sinh của Erasmus Mundus được du hí và học tập ít nhất 2-4 quốc gia trong vòng 2 năm, nghe thật thú vị phải không nào? Đi cho nhiều thì tha hồ mà ăn, ăn và chơi! hehe.

Đối với không chỉ riêng mình mà những bạn khác (các bạn nước ngoài) thì học bổng này thực sự hơi khó nhằn vì nó là dạng học bổng merit-based nên sẽ khá cạnh tranh, có tổng cộng 120 ngành nhưng mà mỗi ngành chỉ tầm 12-13 học bổng mỗi năm thôi nên khi nộp phải thực sự nghiêm túc và đầu tư nhiều đó !

Nhưng nói vậy thì không phải “để nản” nha! Sau đây sẽ là chia sẻ của mình về những điểm mình nghĩ là có ích và cần lưu ý để giúp các bạn có thể nâng cao giá trị hồ sơ của bản thân:

  1. GPA: Luôn luôn là vậy rồi, thường thì khối ngành kỹ thuật sẽ thấp hơn tầm 3.2/4 và kinh tế thì cao hơn 3.5/4. Theo mình hỏi được nên ước chừng là vậy á, cơ bản thì trong yêu cầu thì người ta cũng không ghi rõ mà chỉ nói sơ là cần học sinh khá giỏi thôi .
  2. NGHIÊN CỨU: Bạn nào có điều kiện cố gắng làm và publish thật nhiều papers (publication) và submit thông qua hội nghị nghiên cứu cấp khoa, trường, quốc gia, quốc tế hay các tạp chí nha, sẽ rất rất là có ích đó, theo mình thì ban tuyển sinh họ thích ứng cử viên của họ có nhiều bài báo khoa học, bên cạnh đó bạn nào GPA không cao thì có thể dùng cái này để bù lại nha . Điều này cũng khớp vì xu hướng chung vì các học bổng trong ĐNÁ thì các G.Sư cũng thường chuộng ứng cử viên có nhiều kinh nghiệm & publication á .
  3. MOTIVATION LETTER & PERSONAL STATEMENT: Cố gắng làm nổi bật những điểm như sau nha: a) Mục đích & lý do apply, sơ lược trình độ bản thân (mảng học thuật), ước mơ & định hướng sau này (kết thúc khoá học, cuộc sống sau đó), sự năng động bản thân (mô tả vài cái điển hình, nêu rõ position/responsibility, thành quả mà mình đạt được), giải thích sơ bộ những hạn chế (GPA yếu, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu,… cái này optional nha ^^) [Noticed: À mà quên, chú ý câu cú tiếng anh, ngữ pháp này nọ, cố gắng gói gọn trong 1 page thôi nha ]
  4. RECOMMENDATION LETTER (hiệu trưởng trường ĐH, trưởng khoa, GV hướng dẫn nghiên cứu, sếp,…), cũng là vũ khí vô cùng lợi hại đó nha, nhìn đơn giản mà hiệu quả vô cùng luôn . Tips chỗ này nè: hãy tìm người liên quan nhiều với mình trong mảng học thuật, học hàm cao cao tí, làm việc với mình trong thời gian dài dài tí để dễ viết letter cũng như cho nó dễ convincing hơn nha .
  5. IELTS/TOEFL và các loại bằng tương đương khác: Mỗi chương trình sẽ có 1 yêu cầu ngoại ngữ đầu vào khác nhau nhưng hầu như là Ielts 6.5 at least (no band under 6.0), vậy các bạn chuẩn bị càng sớm càng tốt nha.
  6. CERTIFICATES: iấy chứng nhận tình nguyện, giấy khen nghiên cứu khoa học, giấy khen các cấp, giấy chứng nhận tham gia hội thảo, training,… etc cũng nên bỏ vào nha hehe

Quá trình chuẩn bị hồ sơ thì mình thấy cũng không quá phức tạp mà chỉ cần lưu ý vài điểm như này thôi (dựa trên kinh nghiệm apply của bản thân):

  • a/ CVMotivation letter/ Personal statement: nên theo form của Europass nha, các bạn có thể tìm nó tại đây. Bạn nào CV dài có thể edit lại mẫu họ cho trên word hoặc có thể nhắn cho mình qua email: duc.dut.wr@gmail.com. Mình sẽ support các bạn nhiệt tình ^^!
  • b/ Chọn người viết Recommendation: các bạn cố gắng tìm ai hiểu về mình, có làm việc lâu với mình để thư đó thêm thuyết phục trong mắt ban tuyển sinh nha.
  • c/ Dịch, công chứng giấy tờ hơi cực vì mấy chỗ dịch họ dịch sai nhiều quá, nhưng mà chịu khó chỉnh hộ họ chứ không phó thác hết thì sai lại hơi tiếc.
  • d/ Các bạn ôn luyện lại tiếng anh, phản xạ với xem lại mấy nghiên cứu để đề phòng bị hỏi khi interview (vòng 2) nha. Chỉ một số chương trình có interview thôi, hầu hết người ta xét hồ sơ bạn nộp thôi à, cơ mà nếu có được gọi xét vòng interview này thì xin chúc mừng bạn, thành công 60% rồi đó hehe. Theo mình thì đây là 1 học bổng danh giá có thể giúp các bạn tìm thấy hướng đi tốt cho tương lai, vậy thì chần chờ gì nữa, chuẩn bị hồ sơ thôi nào.

P/s thêm tí tì ti nữa nè:

  • Mỗi năm học bổng sẽ mở tầm tháng 9 tháng 10 cho tới tháng 2 hoặc 3 năm sau nên các bạn theo dõi sát sao thời gian để chủ động nha.
  • Tự tin lên, bạn sẽ làm được!

Trên đây là bài chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng Erasmus Mundus của bạn Trần Đức, EuroAquae 2020-2022 dành cho bạn đọc của Opty Hunting. Nếu các bạn cần hỗ trợ apply thì đừng ngại ngần hỏi Đức hoặc đăng ký LỚP APPLY/MENTOR 1-1 của Opty Hunting nhé. Trong ảnh là bờ biển Nice của Pháp về đêm; Nice cũng là 1 trong các thành phố nằm trong khuôn khổ chương trình EuroAquae của Đức sẽ theo học.