Mình mới đọc được bài viết về bạn Trần Phương Mai, thủ khoa đầu ra ngành Quan hệ Quốc tế, Học viện ngoại giao 2019. Trong quá trình sinh viên, theo như bài viết, Mai cũng đã từng tham gia Hội nghị Model ASEM tại Ulaanbaatar Mông Cổ, ASEAN Youth Volunteer Program tại Indonesia, và trường hè ở ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh ở Trung Quốc.
Đợt apply vừa rồi, bạn í apply thành công 6 học bổng Thạc sĩ toàn phần:
– Erasmus Mundus – Euroculture: tại Hà Lan, Đức
– Erasmus Mundus – Global Studies: tại Đức, Ba Lan
– Erasmus Mundus – European Politics and Society: tại Séc, Hà Lan, Tây Ban Nha
– Yenching Academy, ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc
– Global Studies, ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc
– Quỹ Eric Bleumink Fund, University of Groningen, Hà Lan.
Bên cạnh việc nhìn profile và “wow” vì khâm phục, có nhiều chia sẻ của Mai mà mình thấy rất đồng tình, tiêu biểu như 4 điều sau:
– “Khi đã nộp học bổng thì không nên “bỏ trứng vào cùng một giỏ” nhưng cũng không phải nộp càng nhiều càng tốt, chỉ cần làm vừa đủ nhưng mà “chất”, đã làm hồ sơ là phải thực sự nghiêm túc bởi lẽ đôi khi học bổng mình ưu tiên nhất thì chưa chắc đỗ, học bổng nghĩ nộp phụ thì lại thành cái chính.”
– “Trước khi nộp hồ sơ phải nghiên cứu thật kỹ đó là học bổng có tính cạnh tranh trong nước, khu vực hay toàn cầu, đặc biệt xem bản thân có phù hợp không, mình có chấp nhận được tính cạnh tranh của học bổng đó hay không.” Mình nghĩ Mai thật sự biết bản thân thích gì, muốn và cần làm gì, nên đã apply những chương trình như Yenching Academy ở ĐH Bắc Kinh hay Global Studies ở ĐH Thanh Hoa dù không nhiều người Việt ưa chuộng biết đến (nhưng thực sự nổi với các ứng viên nước ngoài và nội dung chương trình hay ho, có uy tín).
– “Nhìn nhận thấy tình trạng ở Việt Nam thần thánh hóa IELTS, TOEFL bởi nhiều người cho rằng trình độ IELTS, TOEFL càng cao thì khả năng giành học bổng càng lớn, tuy nhiên từ kinh nghiệm “săn” học bổng của mình, Phương Mai cho rằng đó chỉ là điều kiện cần. Khoảng từ 7.0-7.5 IELTS tuỳ ngành là đủ xin học bổng rồi. Do đó thay vì chỉ “cắm đầu cắm cổ” luyện tiếng Anh, nếu có thời gian thì nên học thêm 1-2 thứ tiếng khác.”
– Khi nộp hồ sơ nhớ suy nghĩ về 7 câu hỏi sau:
(i) Tại sao tôi chọn học bổng này, chương trình này?
(ii) Học bổng, chương trình học sẽ giúp tôi hiện thực hóa mục tiêu sự nghiệp của mình như thế nào?
(iii) Tại sao tôi xứng đáng nhận học bổng?
(iv) Thế mạnh nổi bật của tôi là gì?
(v) Tôi đã nỗ lực như thế nào trong thời gian qua?
(vi) Tôi có thể đóng góp được gì cho quỹ học bổng và cho khóa học?
(vii) Điểm yếu của tôi là gì? Tôi sẽ khắc phục nó thông qua chương trình như thế nào?…
Ngoài ra, các bạn nhìn profile của Mai chắc cũng sẽ có thêm thông tin về các chương trình hay ho có thể ứng tuyển, như ASEM, như ASEAN Youth Volunteer Program… để trau dồi profile của bản thân. Ai có ý định apply Thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế hoặc Global Studies thì có 3 chương trình Erasmus Mundus và 2 chương trình ở Trung Quốc hay ho có thể cho vào to-apply-list của bản thân. Học bổng Erik Bleumink Fund thì không giới hạn ngành nghề nên các bạn đều có thể apply được.
Mong cả nhà Opty Hunters đọc xong bài viết này có thêm liều động lực để cố gắng nhé :”).
Link chi tiết cho các bạn đọc nhé. Hình ảnh Spain trong bài được down từ nguồn ảnh miễn phí Unsplash.