Recap Opty Webinar #7: A Dose of Motivation – Full Master’s Scholarships in the UK

Ngày 23/03/2024 vừa qua, Opty Hunting đã tổ chức Opty Webinar #7 với sự tham gia của 3 bạn speakers: 

  1. Lê Huỳnh Ngọc Linh: tốt nghiệp ngành Luật tài chính ngân hàng ở ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP. HCM, đi làm cho 1 công ty trong 4.5 năm, sau đó nhận Green Futures Scholarship tại University of Exeter năm 2022/23;
  2. Dương Hồng Ngọc: tốt nghiệp Kinh tế Quốc dân, nhận Women in STEM Scholarship tại Teesside University;
  3. Ngô Nam Phương: tốt nghiệp ĐH Luật TP. HCM, nhận Hodgson Law Scholarship tại University of Liverpool.

Nội dung chia sẻ chính của 3 bạn như sau:

1. Lê Huỳnh Ngọc Linh: 

2022/23 là năm đầu tiên Exeter trao học bổng Green Futures. Học bổng còn mới với chính sách học bổng thay đổi qua từng năm, do vậy các bạn nên theo dõi thông tin học bổng – thường được thông báo vào khoảng tháng 12 năm trước trên website của trường. Như năm 2022/23, trường cho cả ngành Luật + Kinh tế. Nhưng năm 2023/24, phần giới thiệu về học bổng vẫn giống năm cũ nhưng ngành học đã hẹp hơn rồi. Năm 2024/25 chỉ còn nhóm Environment, Science and Economy, áp dụng với ứng viên tới từ Việt Nam. Tựu chung lại, học bổng nhấn mạnh vào sự phát triển bền vững của từng nước, từng năm điều chỉnh các ngành khác nhau.

Có 4 lưu ý chính khi các bạn tìm hiểu về Green Futures:

  • tìm hiểu kỹ thông tin qua các năm 
  • gắn các khóa mà mình định đi
  • nên vào đúng website của trường để đọc thông tin chính thống
  • có phương án dự phòng

Khi ứng tuyển học bổng, ứng viên sẽ cần nộp 1 bài luận 500 từ với 4 câu hỏi chính. Linh đã chia ra làm 4 đoạn trả lời tương ứng cho 4 câu hỏi, với câu mở đầu nói về mục tiêu của bản thân, đoạn tiếp theo nói về issue mình gặp trong lúc làm việc, relevant background đã giúp đỡ nhà đầu tư nước ngoài rồi gặp issue đó như thế nào rồi cùng đồng nghiệp góp ý lên các chambers, liệu việc học ở Exeter với các môn học và hoạt động cộng đồng giúp ích gì để giải quyết issue đó, và kế hoạch sau khi về nước sẽ tiếp tục kết nối thế nào với Exeter. 

Khi được hỏi về đặc điểm trong hồ sơ Linh nghĩ đã giúp Linh được học bổng, Linh chia sẻ: “Chị đã rất tự tin về essay của chị (chị Minh đã giúp đỡ chị rất nhiều, nên bạn tận dụng chị Minh nhiều vào nha). Chị có định hướng khá đơn giản (là định hướng phát triển hệ thống pháp luật việt nam bằng cách khắc phục những điểm chưa rõ ràng), nhưng tất cả mọi thứ mình viết trong bài đều xoay quanh định hướng này. Bên cạnh essay thì phần supporting docs là điểm mạnh của chị (mặc dù phần này không bắt buộc). Từng câu mà chị viết trong bài luận về những gì chị đã làm được trong quá trình học và quá trình làm, chị đều có supporting docs để hỗ trợ. Chị nghĩ xem bài luận và supporting docs của chị thì giám khảo không cần phải phỏng vấn chị cũng có thể tin chị có khả năng và chị chia sẻ thật.” 

Với trường hợp của Linh, Linh xác định kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào foreign investors khi hướng đến sự phát triển bền vững, do vậy Linh muốn góp phần xây dựng 1 hệ thống pháp luật rõ ràng và thuận tiện hơn cho nhà đầu tư. Linh chọn học trọng tâm tới Luật tài chính ngân hàng,  lúc viết luận cũng khá mông lung vì nghĩ Green Futures gần với AI, climate change… hơn, nhưng khi vào học rồi mới thấy được gợi mở nhiều vấn đề liên quan tới sự phát triển bền vững (như là hệ thống tiền tệ của 1 nước) và cảm nhận kết nối với mục tiêu ban đầu chặt chẽ hơn. Linh cũng tham gia các buổi chia sẻ của các society liên quan tới ngành mình học, như Society of Law và Women in Law. 

Khi ở Exeter, Linh đã tham gia các buổi meetings bao gồm cả Global Excellence Scholars của trường (cũng không rõ ai được nhận Green Futures ngoài Linh), và nhận thấy rằng các bạn có đặc điểm chung là đều tò mò để biết những điều mới & hướng đến hoạt động cộng đồng nhiều. 

Chia sẻ về cuộc sống khi đi du học, Linh cho biết Exeter là một thành phố nhỏ, chan hoà với thiên nhiên (campus của trường rất đẹp, đi dạo hít thở hầu như mỗi ngày xả stress rất tốt), khí hậu ấm áp hơn từ London trở lên phía bắc, người dân là người Anh local là chủ yếu bên cạnh du học sinh. Trường Exeter cung cấp rất rất nhiều hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, chỉ cần sinh viên chịu khó tìm hiểu và tham gia vào. Với trợ cấp sinh hoạt phí mà học bổng cho thì Linh không cần lo gì về chi phí sinh hoạt cả. 

2. Dương Hồng Ngọc:

Ngọc học kinh tế nông nghiệp, nhưng học Thạc sĩ về Sustainable  Innovation and Entrepreneurship (tức hơi trái ngành) với học bổng Women in STEM.

Học bổng Women in STEM dành cho nữ giới có hứng thú/đang làm việc trong lĩnh vực STEM, cần hỗ trợ tài chính để có thể theo học ở các trường bên UK, có thể theo học bằng tiếng Anh (nhưng không cần chứng chỉ tiếng Anh ở thời điểm apply). Học bổng bao gồm cả bậc Ms và PhD nhưng tùy từng năm sẽ áp dụng cho bậc học/ngành học/trường học khác nhau với từng nhóm ứng viên tới từ các khu vực địa lý khác nhau. Lưu ý thêm rằng: mỗi trường có khoảng 5 suất học bổng, và chương trình thường muốn đại diện của các quốc gia chứ không chỉ tập trung ở 1 nơi, nên Việt Nam thường có 1 hoặc 2-3 suất ở 1 trường thôi.

Để ứng tuyển, các bạn cần apply for admission từ trường trước rồi mới apply học bổng thông qua trường.

Năm của Ngọc, hồ sơ gồm 5-6 câu hỏi, bao gồm: lý do chọn ngành STEM/UK, những skills/experiences ứng viên có trong ngành; việc học ở UK giúp ứng viên đóng góp cho nước mình như thế nào; làm thế nào để thu hút nhiều nữ giới tham gia vào ngành STEM hơn; và nếu được chọn, ứng viên có thể promote trường như một ambassador như thế nào. Với ngành Innovation and Entrepreneurship như Ngọc học, thầy cô ở trường Ngọc chia sẻ rằng ngành này sẽ giúp người học phát triển bằng cấp có sẵn ở bậc ĐH và kinh nghiệm có sẵn, nên các bạn đăng ký học Innovation and Entrepreneurship cũng nên phát triển từ những gì mình sẵn có. Nếu apply vào nhóm Russell thì nên thể hiện kỹ năng nghiên cứu, còn các trường trẻ như của Ngọc thường đề cao tính thực tiễn hơn. Và về cách viết luận, các bạn nên sử dụng văn phong của UK. Ngọc khuyến khích các bạn học writing từ FutureLearn (bắt nguồn từ UK). Khi cần nêu về tình hình tài chính của mình, các bạn cứ nêu rõ khả năng chi trả của mình ở mức độ nào (nếu như không có học bổng), song song đó cũng cần có plans bên cạnh để tiếp tục sự nghiệp học của mình nếu như không có Women in STEM để thể hiện mình cực kỳ muốn theo đuổi sự học. 

Trong các buổi networking, Ngọc thấy rằng: hồ sơ của mọi người khi chuyển ngành thường có gì đó nổi bật (manager của 1 business nhỏ, hay leader của 1 chuỗi các dự án liên quan tới ngành). 

3. Ngô Nam Phương:

Phương có profile liên quan trực tiếp tới Luật, rồi làm cho công ly luật thương mại ở Việt Nam và có làm pro bono (tư vấn pháp lý cho NGOs, NPOs). Sau khi làm 2.5 năm, Phương nhận học bổng năm 2021/22 để đi du học, sau đó về Việt Nam làm việc 1 năm và quay lại làm PhD cũng tại trường Liverpool.

Khi tham khảo thông tin học bổng trên cả web trường và website học bổng, ứng viên sẽ thấy Hodgson Law có 4 tiêu chí tuyển chọn chính là sự xuất sắc trong học tập, bằng chứng về hứng thú in legal and public service, khả năng lãnh đạo, và nhu cầu tài chính.

Để ứng tuyển, các bạn nộp hồ sơ cho chương trình học riêng riêng rồi điền và nộp hồ sơ cho học bổng (hạn của năm học 2024/25 là 1/5/2024) rồi có thể có thể được mời phỏng vấn. 

Hồ sơ ứng tuyển học bổng bao gồm những thành phần sau: 

  • (i) Application form: không nằm trên website chính của học bổng mà nằm trên web trường Liverpool. 
  • (ii) bảng điểm, giấy chứng nhận ranking của trường, điểm tiếng Anh, Phương merged toàn bộ certificates của các hoạt động vào đó nữa. 
  • (iii) giấy khai sinh 
  • (iv) bằng bachelor (when it becomes available)
  • (v) passport size photographs cần certified to be a true likeness (Phương nhờ chị luật sư viết ở đằng sau ảnh)
  • (vi) reference letters
  • (vii) bài luận tối đa 2000 words: interest in law n legal community, đặc biệt là connection with Liverpool City Region. Phương viết khoảng 1800. Trong bài luận, Phương đã cố gắng tạo flow và liên kết mọi thứ với nhau: từ việc hứng thú với Luật xuất phát từ đâu, mình học Luật tại đâu, lúc học có thành tích, cuộc thi, nghiên cứu thế nào… Khi đi làm, mình làm trong lĩnh vực luật gì, gặp khó khăn gì, giải quyết các khó khăn đó như thế nào, nếu không theo khóa học này (track nào, môn học nào…) thì sẽ take more time to solve those issues. Từ đó, người đọc thấy mình rất cần khóa học này. Phương cũng cho người đọc biết mình làm nhiều về energy law, có thể đóng góp vào research record của trường và tham gia vào public service ở Liverpool.

Trước khi phỏng vấn, Phương đã từng hỏi vài bạn VN được nhận học bổng nhưng các bạn chỉ học ở trường Liverpool John Moores (là 1 trong 2 trường được áp dụng học bổng này) thì interview hỏi nhiều về research orientation, nhưng thực tế phỏng vấn Nam Phương nhận được khá đơn giản, chỉ được hỏi về việc nếu qua UK và phải quarantine hồi 2021/22 thì có đồng ý hay không. Do vậy, có lẽ nội dung phỏng vấn khá tùy năm, tùy trường.

Phương nhận thấy những năm gần đây học bổng Hodgson hay cho 2 suất học bổng mỗi năm: 1/2 suất sẽ cho các bạn có academic record rất mạnh (kiểu thủ khoa, như Nam Phương cũng là Thủ khoa Xuất sắc đầu tiên trong Lịch sử 28 năm của trường ĐH Luật TP. HCM) hoặc manager của 1 business/có social impact rất mạnh với legal service/social impact. 

Khi Phương đi học, trường Liverpool có 4 tracks về LLM là International Business and Common Law, International Human Rights Law, Law General, Healthcare. Thời gian lên lớp ít, các bạn cần tự học nhiều. Các bạn nên tận dụng các formative exams (thầy cô cho feedbacks nhưng không tính điểm, tức đây là cơ hội để các bạn được nhận feedback từ thầy cô) và office hours để tạo connections/network. Phương cũng được cô giáo bộ môn WTO Law chỉ cho rằng hãy immerse bản thân vào môi trường mục tiêu, ví dụ muốn học tốt môn đó thì hãy follow hết social media của trang WTO, follow trên linkedin những người làm cùng research topic… để phát triển một cách tốt nhất.

Kết bài: buổi webinar đã diễn ra rất sôi động và vẫn còn nhiều câu hỏi chúng mình chưa trả lời hết được. Opty Hunting rất cảm ơn 3 bạn speakers đã nhiệt tình chia sẻ, với kết quả phản ánh bởi những chiếc tin nhắn cảm ơn chân thành vì thông tin hữu ích và vì được tiếp thêm động lực đến từ các bạn tham gia chương trình :>.

Photo by Martyna Bober on Unsplash