Mình viết bài chia sẻ kinh nghiệm này để những người đi sau có thể ứng tuyển dễ dàng hơn học bổng toàn phần của RMIT. Thực sự là học bổng này không phải chỉ do mình tự kiếm được mà là nhờ sự giúp đỡ từ các mentor và các anh chị khóa trên. Rất mong bài viết này sẽ phần nào tạo được cơ hội cho những bạn không có nhiều tiềm lực tài chính như mình được đặt chân đến những môi trường học tập hiện đại và tiên tiến như RMIT.
2 phrase cho học bổng Vice-Chancellor (học bổng toàn phần) là “Academic Merit” và “Leadership Potential”. Hồ sơ cho học bổng này cũng mệt hơn các loại học bổng khác, mình làm có anh chị mentor giúp đỡ vẫn mất tận một tháng. Do đó, các bạn nên chuẩn bị từ rất sớm, nếu định app cho năm sau thì ngoài cày GPA cho tốt (min 9.0) bạn còn cần làm thêm hoạt động ngoại khóa thể hiện tiềm năng lãnh đạo nếu chưa có.
Đầu tiên là điểm qua những gì mình dùng để thể hiện trong bộ hồ sơ:
- ACADEMIC:
- Cấp 3 (lớp 10 và 11) Chuyên Sư Phạm:
- Học bổng toàn phần năm 11
- IELTS: 7.5
- A Levels (lớp 12 và 13) Bosworth College:
- Học bổng 80% năm đầu
- Học bổng toàn phần năm 2
- Một huy chương vàng toán.
- Mình chỉ nộp điểm A Level vì lớp 11 mình học sinh khá (văn 6.3)
- LEADERSHIP:
- Phó trưởng ban tổ chức The Corieme 2017.
- Founder page Quentin Vũ.
- Cựu trưởng ban tổ chức Vé Thông Hành 2019.
- MINDSET APPLY HỌC BỔNG:
- Cái mindset bất di bất dịch trước khi bạn app bất kỳ học bổng nào là cuộc đời chưa bao giờ công bằng và cuộc đua tới học bổng cũng vậy, nhất là với học bổng toàn phần RMIT. Với các ứng viên Vice-Chancellor Scholar, trường sẽ chỉ thực sự quan tâm những gì bạn có thể đóng góp cho trường, ví dụ như:
- Contribution to RMIT community (ví dụ là club)
- Contribution to RMIT brand (ví dụ là dự án xã hội)
Do đó, những bạn trong nhà có điều kiện tốt hoặc vừa đủ tốt để con cái không phải đi làm trong lúc học (nhà mình) tất nhiên sẽ có nhiều thời gian và công sức để đi làm các hoạt động ngoại khóa giúp ích xã hội là các bạn phải hỗ trợ gia đình qua các công việc làm thêm sau giờ học. Đó thực sự sẽ là một thiệt thòi cho các bạn yếu tiềm lực kinh tế bởi ban tuyển sinh sẽ xem trọng các hoạt động thể hiện bạn có khả năng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng (dự án, câu lạc bộ, gây quỹ,…) hơn là các công việc nhỏ kiếm ra tiền cho bản thân (gia sư, bồi bàn, pha cafe,…).
- Cái mindset tiếp theo là không được tiếc tiền. Làm hồ sơ không phải kỹ năng bẩm sinh, bạn chỉ có thể tiến bộ qua sai lầm. Nhưng rất may, bạn không bắt buộc phải học từ sai lầm của bản thân mà thay vào đó bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ sai lầm của người khác. Các mentor ở trung tâm tư vấn đã phạm đủ thứ sai lầm đáng giá chục tỷ hộ bạn rồi và bây giờ bạn chỉ cần trả vài triệu để tránh hết những sai lầm đó. Bạn mất 1 tỷ chỉ vì tiếc vài triệu, liệu có đáng không?
- Cái mindset bất di bất dịch trước khi bạn app bất kỳ học bổng nào là cuộc đời chưa bao giờ công bằng và cuộc đua tới học bổng cũng vậy, nhất là với học bổng toàn phần RMIT. Với các ứng viên Vice-Chancellor Scholar, trường sẽ chỉ thực sự quan tâm những gì bạn có thể đóng góp cho trường, ví dụ như:
BÂY GIỜ VÀO PHẦN CHÍNH:
– Vòng đơn: Đầu tiên, bạn phải đọc kỹ về yêu cầu cho học bổng vì khá nhiều yêu cầu mà sót một cái là auto tạch. Rất may là các yêu cầu đều straightforward và rõ ràng nên bạn không cần vẽ ong vẽ bướm:
Thư giới thiệu mình xin 1 thư của giáo viên chủ nhiệm cấp 3 để comment về học lực cũng như những hoạt động ngoại khóa, thư còn lại mình xin từ sếp để comment về leadership potential thông qua cách mình handle công việc và teamwork.
Trong bài luận, bạn sẽ phải trả lời được 4 câu hỏi chính (check website trường) trong giới hạn 500 từ. Khó khăn lớn nhất sẽ là làm sao để kết nối các câu trả lời với nhau mà vẫn fit tất cả vào trong 500 từ đó.
Portfolio thì đa dạng format nên mình sẽ không comment nhiều. Lỗi thường thấy nhất là nhiều bạn tập trung đưa quá nhiều thông tin mà không có chọn lọc (irrelevant information) làm cho user experience tệ khiến ban tuyển sinh rất ác cảm (họ duyệt cả nghìn hồ sơ nên rất mệt). Do đó, làm đơn giản, dễ nhìn, dễ tìm thông tin, và thông tin relevant là được.
Nhìn chung, mình nghĩ đây là học bổng thiên về tiềm năng lãnh đạo hơn bởi GPA mình thấp hơn nhiều so với các bạn học bổng khác. Dẫu vậy, mỗi người có một điểm mạnh và GPA cao chưa bao giờ là thừa, nhất là nếu bạn không có nhiều hoạt động lãnh đạo nổi trội. Có thể nói vòng đơn là vòng khó nhất và quan trọng nhất vì tỉ lệ chọi trong vòng này năm 2020 là 1 chọi 13, vòng phỏng vấn thì chỉ 1 chọi 2. Do đó các bạn cần dồn hết tâm huyết vào làm hồ sơ, qua vòng đơn là gần như ăn học bổng rồi.
– Vòng phỏng vấn: Vào vòng này các bạn có 50% ăn một tỷ đồng, nếu không may mà trượt sẽ rất đau nên lời khuyên duy nhất và mình tin là tốt nhất là hãy tìm đến các trung tâm. Đợt chuẩn bị cho học bổng này mình tìm đến 2 trung tâm, một trung tâm giúp làm application package và một trung tâm giúp luyện phỏng vấn.
Phải nói rằng giá mentorship ở các trung tâm mới đều rất rẻ nhưng giá trị bạn nhận lại thì là một tương lai yên tâm học hành (và đỡ peer pressure). Thậm chí khi có kỹ năng làm hồ sơ tốt rồi, mình vẫn mua mentorship khi apply trường khác để được nhận xét khách quan và tránh được những lỗi mình nghĩ là nhỏ nhưng thực ra lại ảnh hưởng lớn. Giá mentorship chỉ có vài triệu, nhưng giá của không có mentorship là một tỷ đồng, liệu có đáng không?
MỘT SỐ CÂU HỎI MÀ CÁC BẠN HAY HỎI:
1.) Em không làm các vị trí lãnh đạo trong dự án và câu lạc bộ thì có cơ hội không?
Câu trả lời là tùy: dự án hay câu lạc bộ không phải phương tiện duy nhất (mặc dù là phương tiện dễ nhất và phổ biến nhất) để các bạn thể hiện tiềm năng lãnh đạo. Một số ví dụ khác là: mở lớp học cho A, gây quỹ B, mở business C, mở channel D (Thiện Khiêm), viết blog E (mình), build cộng đồng F (Abroad In Vietnam), thắng cuộc thi liên quan đến lãnh đạo G, và vân vân. Phương tiện không quá quan trọng, điều quan trọng là kết quả bạn nhận được như thế nào và bạn thể hiện kết quả đó trong hồ sơ cũng như phỏng vấn như thế nào.
2.) Portfolio em nên làm format nào?
Tùy, miễn là digital: đa phần các bạn học bổng làm website portfolio (dùng wix) nhưng vẫn có bạn làm video hoặc kết hợp cả 2. Again, portfolio chỉ là phương tiện, quan trọng bạn show như thế nào.
3.) GPA em không quá cạnh tranh thì có cơ hội không?
Vừa đủ là được nhưng bạn phải bù bằng cái khác: điểm mình cũng không quá cạnh tranh nhưng mình thể hiện tốt được phần tiềm năng lãnh đạo. Hãy biết tận dụng những điểm mạnh của mình và đừng quên tận dụng tất cả những nguồn lực, mối quan hệ mình có để cố vấn cho hồ sơ của các bạn được toàn diện hơn.
Đến đây là hết tips rồi, rất mong các bạn được học bổng sẽ viết một bài chia sẻ để tạo cơ hội cho những người đến sau. Mình tin đó sẽ là một nghĩa cử cao đẹp và sẽ được trân trọng bởi xung quanh bạn có rất nhiều bạn thiệt thòi cần được giúp đỡ.
Cảm ơn và chúc các bạn may mắn!
*Bài viết này được chia sẻ bởi bạn Opty Hunter đã làm bộ hồ sơ nộp học bổng Vice-Chancellor của RMIT với mình. Các bạn muốn tìm hiểu cách thể hiện bản thân hiệu quả trong hồ sơ nộp học bổng thì hãy đăng ký Lớp Apply Tổng quát/Nghiên cứu (lớp tháng 2 sắp bắt đầu, hiện đang mở đơn) hoặc Mentor 1-1 (có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào) của Opty Hunting qua https://optyhunting.org/category/our-mentorship/ nhé!
*Hình ảnh RMIT Saigon Campus được down về từ website của trường.