Chia sẻ về quá trình đến với Danish State Scholarship

Helu các bạn, mình là một trong những Opty Hunter may mắn đạt được học bổng chính phủ Đan Mạch – Danish State Scholarship sau khi mới tốt nghiệp và sẽ theo học chương trình Thạc sĩ tại Copenhagen Business School vào tháng 9 năm nay. 

Bài này khá dài, vì mình muốn chia sẻ với các bạn về quá trình  (khổ cực nhiều chút =)))) ) của mình trong suốt 4 năm học đại học để đến với con học bổng chính phủ toàn phần tuyệt vời này. Quá trình này sẽ bao gồm 3 phần: Build-up profile, apply và chờ đợi =)))

*lưu ý từ Opty Hunting: mình ngỏ lời nhờ bạn í viết bài này với tâm thế purely muốn chia sẻ kinh nghiệm apply đến các bạn thôi, không hề nhắn nhủ PR gì về Opty Hunting cả.

 1️⃣ QUÁ TRÌNH BUILD-UP PROFILE

Mình may mắn được gặp rất nhiều bạn bè, anh chị, alumni tài năng – nguồn gốc của vô số peer pressure =))) và cũng là động lực để mình liên tục cố gắng một cách có định hướng. Mình hiểu rằng để có thể stand out giữa hàng trăm ngàn ứng viên tài năng, mình cần xây dựng một hồ sơ full-package và điều này không thể làm trong ngày một ngày hai. 

👉GPA và định hướng học thuật rõ ràng 

 ➤ Một số học bổng không yêu cầu GPA cao, đôi khi họ sẽ tập trung về tiềm năng làm việc hay các hoạt động ngoại khoá đóng góp vào phát triển bền vững mang tính quốc tế (đặc biệt là các học bổng trao đổi).

➤ Tuy nhiên, GPA tốt cũng góp phần không nhỏ để xây dựng hình ảnh của bạn đối với ban tuyển sinh. Đã từng có một alumni nói đùa với mình rằng, do kiến thức bậc cử nhân là chỉ nền tảng cơ bản, nên cái mà ban tuyển sinh chú ý là liệu ứng viên có đủ commitment để hoàn thành chương trình học và để đạt một điểm số acceptable đối với chương trình học đó không. Và mình thấy khá có lí =))) vì nếu là ban tuyển sinh, mình sẽ chắc chắn sẽ không tin là một sinh viên có thể hoàn thành chương trình thạc sĩ, nếu họ còn không nghiêm túc với bằng cử nhân của chính họ. 

➤ Hơn nữa, do bậc học Thạc sĩ yêu cầu chuyên môn sâu hơn, việc có định hướng học thuật rõ ràng sẽ giúp ban tuyển sinh hiểu được tại sao mình muốn đi học, tại sao lại muốn nhận được học bổng và khả năng đóng góp cho departments của trường trong tương lai. Chính vì thế, bên cạnh điểm số tạm ổn của mình, mình còn tham gia nghiên cứu khoa học cùng với các thầy cô từ năm hai đại học. Mình bắt đầu với các cuộc thi nghiên cứu khoa học trong trường, từ bị loại khi mới ở vòng đầu, cho đến đạt giải và hiện nay là tham gia các hội thảo quốc tế với bài nghiên cứu của mình. 

➤ Dù ở ngành nào thì việc tham gia các cuộc thi chuyên ngành khá cần thiết, nó không chỉ giúp bạn thể hiện khả năng học thuật mà còn là các kĩ năng mềm khác (teamwork, communication, giải case) để gây ấn tượng với ban tuyển sinh. 

👉 Kinh nghiệm làm việc 

➤ Bên cạnh việc học, kinh nghiệm làm việc luôn là yếu tố quan trọng để ban tuyển sinh đánh giá ứng viên. Mình đã làm việc trong các tổ chức phi chính phủ với những vị trí liên quan đến ngành học của mình, nên vừa có thể xây dựng profile kinh nghiệm liên quan, vừa đảm bảo được tính đóng góp cho phát triển bền vững của cộng đồng. 

➤ Chị Minh bảo mình rằng hiện nay các trường học ở châu Âu hay nhiều nước trên thế giới rất chú trọng vào phát triển bền vững và đóng góp cho xã hội. Và đúng là như thế vì với sự bão hoà của nhân lực các ngành và biến đổi của kinh tế, môi trường, việc đi trước đón đầu với tính bền vững để đáp ứng các tiêu chí trong tuyển sinh/ tuyển dụng là cần thiết. 

➤ Thêm vào đó, để hiểu hơn về xu hướng cũng như insights trong ngành, mình cũng tham gia làm việc ở các big firms. Mình nghĩ kinh nghiệm ở các big firms khá quan trọng đối với nhóm ngành business. Hầu hết các anh chị alumni mà mình quen thì đều có một hồ sơ kinh nghiệm làm việc vô cùng khủng. Việc này cũng giúp mình định hướng chuyên ngành và mong muốn cụ thể trong tương lai rõ ràng hơn. 

👉 Hoạt động ngoại khoá đa dạng 

➤ Do ấp ủ mong muốn đi du học từ bậc cử nhân, nên trong quá trình THPT mình đã tham gia khá nhiều hoạt động. Nhưng quan trọng là “chất” giá trị hơn “lượng” nên mình không tham gia tràn lan các hoạt động mà chỉ lựa chọn những chương trình thể hiện commitment với cộng đồng trong một thời gian dài, và hơn hết, consistent với toàn bộ hồ sơ của mình. 

➤ Hoạt động ngoại khoá nên có tính quốc tế và có ảnh hưởng thực sự đến cộng đồng. Nhờ các hoạt động bền bỉ trong vài năm, mình đã thành công giành vị trí ambassador/ country director cho vài youth organizations quốc tế. Cá nhân mình thấy việc có tầm ảnh hưởng rộng (international) sẽ giúp các bạn ghi điểm rất nhiều, đặc biệt trong các HB trao đổi ngắn hạn.  

👉 Các bài thi chứng chỉ 

➤ Các chứng chỉ như IELTS, GMAT là tấm vé giúp các bạn vượt qua được vòng screening. Trường không cho mình nộp GMAT =))) dù mình apply vào một trong những trường business school vô cùng danh giá, nhưng mình nghĩ một trong những lí do mình được ban tuyển sinh lựa chọn là bởi mình đã chứng minh về khả năng critical reasoning và quant của mình trong quá trình làm nghiên cứu khoa học. Điểm GMAT sẽ là cứu cánh nếu GPA không cao.  

👉 Nỗ lực không ngừng nghỉ vì hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân

➤ Cái này khó =))) vì so với số lượng học bổng mà mình nhận được, mình đã tạch rất nhiều =))). Một thư báo đỗ tương đương với 10 thư báo trượt, mình nghĩ rằng ai cũng phải gặp khó khăn trong quá trình apply học bổng nên các bạn đừng nản. Mình may mắn được học trong một môi trường peer pressure bậc nhất =))) nên mỗi khi mình tuyệt vọng nhận “we regret to inform you that …”, thì mình quay ra coi mấy đứa bạn xung quanh. Khi thấy đứa chung lớp được HB chính phủ trao đổi, đứa ngồi bàn trên đang start-up thu nhập trăm triệu một tháng, đứa ngồi cạnh đang ôn CFA level II vì nó pass level I rồi; thì mình lại quay về ngồi sửa luận và xây dựng profile đẹp hơn để ban tuyển sinh còn cho tiền đi học =)))

➤ Mình hiểu rằng khó ai có được may mắn apply một phát ăn luôn, vì thế nên mình chọn bắt đầu từ các bước nhỏ nhất: từ những học bổng 50-75% (tuition fee only) mình nhận được khi apply từ năm nhất đại học, vài học bổng trao đổi ngắn hạn toàn phần, mình đã đến một cột mốc rất quan trọng (hơn cả đi lấy chồng) là HB chính phủ Đan Mạch cho bậc học Thạc sĩ 💯💯💯. 

2️⃣ QUÁ TRÌNH APPLY 

➤ Thực ra quá trình apply của mình không quá nhiều, mình dành một khoảng thời gian khá dài để chuẩn bị từ trước. Mình không bàn về việc chọn trường, chọn ngành, sắp xếp ngành hay đặt deadline thi các bài chuẩn hoá vì mình nghĩ cái này với mỗi người khác nhau, tuỳ thuộc vào hồ sơ, ngành và yêu cầu dream schools của các bạn.

➤ Mình nghĩ điểm cần chú ý ở HB này là trường yêu cầu độ tương thích giữa chương trình học cử nhân và chương trình thạc sĩ rất cao. Trường sẽ yêu cầu nộp 1 bản mô tả ngành học và yêu cầu số ECT tối thiểu chi tiết cho từng nhóm môn để được apply. Cũng may mình học chương trình CLC ở FTU nên việc có 1 bản mô tả ngành học bằng tiếng anh khá dễ dàng. 

➤ Đối với HB chính phủ Đan Mạch, mình thấy quy trình rất dễ, không quá phức tạp. Trường chỉ cho nộp bảng điểm, bài luận, chứng chỉ tiếng anh và mô tả chương trình học. Với một sân chơi có hạn như thế (không CV, không GMAT, không cert) thì việc làm thế nào có thể stand out giữ hàng trăm ứng viên quốc tế khá khó khăn. 

➤ Đến đoạn này thì mình sẽ cho chị Minh lên sóng – một mentor tài năng để định hướng cho mình =))) Như đã nói ở trên, trước cuộc gặp định mệnh với chị Minh, mình có apply và tạch khá nhiều =)) Mình luôn tự hỏi rằng với sự cố gắng để build-up hồ sơ full-package thế kia, tại sao mình lại không đỗ? Nhưng gặp chị Minh rồi mình mới biết, hồ sơ đẹp quan trọng, nhưng nếu không show ra cho ban tuyển sinh thấy mình đẹp chỗ nào thì làm sao người ta tài trợ mình được =)). Và thế là công cuộc khai sáng của chị Minh bắt đầu =)))) 

➤ Điều lớn nhất mình học được trong quá trình làm việc với chị Minh là cách để sắp xếp tỉ tỉ thứ trong CV vào một bài luận một cách có logic và chọn lọc. Bên cạnh việc thực sự tận dụng các thông tin trên web trường, mình còn học được cách làm thế nào để match các yêu cầu của trường với những cái mình đang có, đưa ra cho ban tuyển sinh thấy một quá trình phát triển nung nấu của mình; để chứng minh rằng, mình là một ứng viên ngon kinh khủng, ban tuyển sinh không nhận là phí nha =))). 

3️⃣ QUÁ TRÌNH CHỜ ĐỢI MÒN MỎI

➤ Thực ra cũng không mòn lắm, thời gian apply bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, và ngày phán xử là 15/3. Mail thông báo rơi vào spam và ngày phán xử của mình thành 16/3 =)))  Và mình ấn accept khi đọc xong thư 3 giây =))) Canh bạc này khá là căng vì mình chỉ app duy nhất 1 nguyện vọng cho HB chính phủ này với tinh thần thử sức là chính, đem tiền về là phụ =))) May sao mình thắng, nên không lỗ mà lãi full tuition fee với 7000dkk mỗi tháng. 

KẾT: Tóm lại, mình nghĩ rằng thời gian apply học bổng không nên tính bằng tuần, tháng mà sẽ là cuộc chiến bền bỉ hàng năm trời. CV của mình không quá đẹp và trải nghiệm của mình có thể còn non lắm so với nhiều scholarship hunters, nhưng mình đã làm được. Các cụ đã có câu “Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim”, nên các bạn cứ làm vài canh bạc thử sức đi (hãy nhờ chiến lược gia là chị Minh giúp đỡ), rồi thể nào cũng được đem tiền về í mà =))).


Opty Hunting chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ các bạn apply các học bổng/cơ hội quốc tế. Mentees của Opty Hunting (hay còn được gọi là Opty Hunters) đã đạt được nhiều học bổng khác nhau có giá trị toàn phần/cạnh tranh như: IDEAS/Irish Aid Fellowship và GOI-IES của chính phủ Ireland, DAAD của chính phủ Đức, Fulbright của chính phủ Mỹ, Chevening của chính phủ Anh, Danish State của chính phủ Đan Mạch, GKS của chính phủ Hàn, MEXT của chính phủ Nhật, Erasmus Mundus, AAS của chính phủ Úc, British Council’s Women in STEM, Green Futures của Exeter, L-EARN for Impact, Maastricht University Holland-High Potential hay các học bổng trao đổi/giao lưu ngắn hạn khác… Thành tích cụ thể và review của các bạn mentees có tại album Opty Hunters.

Các bạn xem thông tin về:
(i) Lớp học, học phí & lịch mở LỚP APPLY TỔNG QUÁT/ NGHIÊN CỨU
(ii) MENTOR 1-1 cho từng thành phần trong bộ hồ sơ hoặc Hourly Consulting hoặc Mock Interview (có thể bắt đầu luôn)
tại google form nhé.