VLIR-UOS và giấc mơ học tập tại môi trường hàng đầu thế giới ở trái tim của châu Âu

Chào các bạn, mình là Linh, sắp tới mình sẽ qua Vương quốc Bỉ học Thạc sĩ ngành Water Resources Engineering tại trường KU LeuvenVrije Universiteit Brussel (VUB) theo học bổng VLIR-UOS. Nhận được lời mời chia sẻ từ Opty Hunting cho học bổng này mình rất vui, một phần vì mình là fan của Opty HuntingGakutomo đã lâu, một phần vì mình thấy có không nhiều bạn biết tới VLIR-UOS như các học bổng “rầm rộ” khác trong EU như Erasmus Mundus, Chevening, IDEAS, Eiffel,… mặc dù cũng là học bổng bao trọn (thậm chí bao cả người nhà bạn luôn), học tập tại các trường TOP ~100-200 thế giới và được chăm lo từng chân tơ kẽ tóc hehe. Vậy hôm nay hãy để mình giới thiệu một chút về VLIR-UOS và lý do mình đã xin tài trợ thành công cho tấm bằng Thạc sỹ của mình nhé ^^.

Disclaimer: Bài viết là thông tin mình tìm hiểugóc nhìn của mình: cá nhân, bao quát, nông cạn và chắc chắn có sai sót nên hãy sửa nếu mình sai. Ok nhé 😉

1. Về học bổng VLIR-UOS

  • Ai cho tiền?VLIR-UOS. VLIR-UOS được thành lập bởi Liên minh các trường Đại học tại vùng nói tiếng Hà Lan/Flemish region với mục đích (đoạn này dịch nó lại lủng củng :))): supports partnerships between universities and university colleges, in Flanders and the South, that are searching for answers to global and local challenges. [Flemish region/Flanders là gì? Nói chung Bỉ được chia ra làm 3 vùng: vùng nói tiếng Hà Lan (ở phía Bắc), vùng nói tiếng Pháp (phía Nam) và vùng nói tiếng Đức (phía Đông). Flanders là vùng nói tiếng Hà Lan, giáp với Hà Lan.
  • Cho tiền ai?Sinh viêncác chuyên gia đến từ 31 nước trong đó có VIỆT NAM tới học các khoá training và THẠC SỸ được giảng dạy bằng TIẾNG ANH tại các trường Đại học/Cao đẳng ở Flanders. Ngoài ra VLIR còn tài trợ đi lại cho các chuyến thực địa của sinh viên EU tuy nhiên trong post này mình chỉ tập trung vào khoá Master (International master programmes ICPs) thôi các bạn nhé.
  • Cho bao nhiêu? – 1150e/tháng tiền sinh hoạt, bảo hiểm, học phí, tiền mua đồ dùng học tập, phí phát sinh khi làm visa (i.e. khám sức khoẻ, hợp pháp hoá giấy tờ), vé máy bay (trường đặt).
  • Về ICPs (International master programmes): Sinh viên sẽ học 2 hoặc 4 kỳ (tương đương 60 hoặc 120 tín). Có tổng cộng 15 chương trình ICPs cho các bạn chọn. VLIR trao 12 học bổng trên toàn thế giới/chương trình/intake: Link ICPs năm vừa rồi.
  • Điều kiện apply:
    • Là công dân 1 trong 31 nước (có VN)
    • Tuổi: Không quá 35 cho ứng viên học Master cơ sở (initial Master) và 40 cho ứng viên học Master nâng cao (advanced Master, dành cho các ứng viên đã có bằng Thạc sĩ hoặc tương đương trước đó; có chương trình chấp nhận bằng Cử nhân 4 năm). Cac bạn có thể tham khảo khái niệm và yêu cầu về chương trình Master cơ sở với Master nâng cao tại đây.
    • Kinh nghiệm làm việc: ƯU TIÊN ứng viên công tác tại viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục, nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội hoặc NGOs tập trung vào các ngành đang tuyển. TUY NHIÊN ứng viên chưa có kinh nghiệm vẫn apply được nhé mọi người ví dụ là mình đây hehe.
    • Ứng viên làm việc tại nơi đã được VLIR tài trợ cũng vẫn apply được
    • Chỉ được chọn 1 chương trình để apply mỗi năm
    • Chưa từng được Chính phủ Bỉ trao học bổng, chưa từng học Thạc sỹ hoặc cấp tương đương ở Flanders trước ngày 1/1 năm nhập học
  • Hạn nộp: Tuỳ chương trình/trường điều phối, đa số là đầu tháng 2 hàng năm.

 2. Vì sao mình thích VLIR?

  • Chương trình học mơ ước: Mình cực kỳ thích ngành của mình (IUPWARE) nói riêng và ICP programmes nói chung vì chúng được xây dựng trên cơ sở hướng tới phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề từ địa phương tới toàn cầu. Ngoài xây dựng nền tảng lý thuyết vững thì sinh viên sẽ phải đi thực địa và học từ case study, trực tiếp phát hiện, đánh giá vấn đề và đề xuất giải pháp. Học đi đôi với hành, và “hành” theo kiểu rất innovative, kết hợp các cách tiếp cận từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội. Alumni ngành mình đã đi Ecuador, Tanzania, Pháp, Ba Lan… Sinh viên VLIR-UOS được tài trợ toàn phần để hoàn thành các chuyến thực địa này.
  • Có một điều mình phải công nhận là chương trình học của VLIR có chút đặc thù, thậm chí là ngành hẹp ví dụ như Master of Agro- and Environmental Nematology, có ít lựa chọn hơn so với các học bổng khác (đặc biệt là EM với 1xx programmes). Mình nghĩ VLIR chỉ cho phép ứng viên nộp duy nhất 1 chương trình là có lý do của họ. Vậy nên bạn hãy đọc và tìm hiểu xem mình có thực sự thích ngành đó, commitment của mình với ngành, background của mình có phù hợp không rồi hẵng “chiến” nhé.
  • Môi trường học tốt: google một chút để biết sự “ổn áp” về ranking worldwide của Flemish Universities nè: University of Antwerp 238, VUB 200, UGhent 135, KU Leuven 84… (QS Ranking 2020). Các trường Flemish có uy tín về học thuật và network sâu rộng với nhiều trường trong EU nữa. Ngành của mình còn được học kiểu mobility scheme tức là học ở 2 trường KU Leuven (ở Leuven) và VUB (ở Brussels).
  • Vì đó là Flanders, trái tim của châu Âu: Mình có thầy cô, anh chị và bạn học ở Bỉ và được nghe cảm nhận chung về Flanders là: văn minh, cởi mở, dân trí cao, tiếng Anh tốt (vì vậy không biết tiếng Hà Lan vẫn sống vui khoẻ), hoà bình (Headquarter của EU đặt ở Brussels mà ^^), yên bình, yêu môi trường (đất nước toàn xe đạp và đường đua xe đạp >o<)… Hi vọng sắp tới mình sẽ confirm được những điều này với bạn.
  • Học bổng toàn phần (cái này miễn bàn nha :)), và lý do này mình đặt ở cuối để biết rằng những cái trên thậm chí còn hấp dẫn mình hơn)

3. Tài liệu apply của mình

  • Bằng ĐH + bảng điểm (of course) NHƯNG bạn sắp tốt nghiệp vẫn apply được.
  • Curriculum Vitae hay còn gọi là CV
  • Letter of Motivation hay còn gọi là LoM (có driving question)
  • 2 Letters of Reference hay còn gọi là LoR
  • IELTS
  • Passport
  • Supporting docs

4. Lý do mình nghĩ mình được chọn

  • LoM thuyết phục được giám khảo: tại sao thích ngành, minh chứng trong quá khứ cho cái “thích” đó (chứ ko phải một ngày đẹp trời em thấy em thích học về nước, thế là em apply, không được đâu nha, phải có dẫn chứng chứ), rồi chương trình học của trường giúp em trang bị cái gì (lội 7749 môn học, đọc description từng môn tới mức mắt Mị muốn hoá thành 2 hòn bi lun), sau này em dùng cái được học đó để làm gì, kế hoạch xa hơn… Vậy mới bảo LoM là linh hồn của bộ hồ sơ, chứ không phải GPA, tiếng Anh… các bạn nhé :q
  • nghiên cứu hồi ĐH liên quan
  • LoRs từ các thầy cô đáng kính và hiểu mình. Bản thân thầy cô mình cũng tin mình phù hợp với học bổng (nhấn mạnh PHÙ HỢP, chứ KHÔNG phải giỏi), và điều đó thể hiện qua từng câu chữ thầy cô giới thiệu mình. Thế nên mình càng tự tin hơn khi viết LoM.
  • Tìm hiểu và chuẩn bị sớm, vì vậy nên => Có internship ở NGO (đọc lại mục Điều kiện apply > Kinh nghiệm làm việc)
  • kế hoạch nếu trượt thì làm gì (cái này không có fit với mục này nhưng kinh nghiệm trượt n cái học bổng cho thấy càng nhiều kỳ vọng càng dễ thất vọng, haha, vậy nên hãy chuẩn bị plan B, C, D, E, F các bạn nhé)
  • Ăn chay :))) (Ăn chay => Nhiều may mắn)
  • Mục này không phải là GPA. GPA của mình không cao dù VLIR được đánh giá là học bổng merit-based. Không có gì là không thể các bạn nhé, liều ăn nhiều, haha.

Trên đây là một vài chia sẻ (không đầy đủ) về học bổng VLIR-UOS từ góc nhìn cá nhân và kinh nghiệm apply của mình. Mình thực sự mong sẽ có nhiều bạn quan tâm tới VLIR hơn đặc biệt là ngành mình IUPWARE. Nếu bạn muốn bổ sung điều gì, hãy comment để cùng trao đổi. Nếu có câu hỏi cũng comment để mình giúp bạn nhé. Một lần nữa em cám ơn anh chị mentor của Opt Hunting đã comment cái CV gàn dở của em năm ngoái, và giờ là giúp em #payitforward ạ, mãi yêu <3.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình và chúc một ngày tốt lành <3.


Opty Hunting cảm ơn Linh rất nhiều vì chia sẻ chi tiết và insightful này; và cũng rất mong chúng mình nhận thêm được nhiều đóng góp từ các bạn đọc khác, để học sinh, sinh viên Việt Nam có thêm nhiều thông tin khi apply học bổng, cơ hội quốc tế. Nếu cần hỗ trợ apply, các bạn liên hệ chúng mình nhé.

Hình ảnh Brussels, Bỉ trong bài được down từ nguồn ảnh miễn phí Unsplash.