Chị Thu Hà là cựu sinh viên chương trình MSc in Business – Leadership and Change tại BI Norwegian Business School, Na Uy, khóa 2017 – 2019 với học bổng toàn phần, và đã có kinh nghiệm apply học bổng cả ở Mỹ, Hà Lan nữa. Bài chia sẻ kinh nghiệm (thực ra là tư duy chiến lược khi) apply của chị Hà tới bạn đọc của Opty Hunting hy vọng sẽ giúp các bạn có chiến lược trong việc tìm học bổng và thể hiện bản thân thuyết phục trong bộ hồ sơ (đặc biệt cho các chương trình Thạc sĩ về Business, MBA).
Nội dung bài chia sẻ gồm:
- Phần 1: Tổng quan
- Về kết quả đã đạt được
- Về profile cá nhân
- Về lý do được nhận học bổng (đánh giá của cá nhân)
- Phần 2: Các tips về apply học bổng thạc sĩ
- PDCA (Plan – Do – Check – Action): Đặc biệt là về “Time management”
- Communication with schools: Đặc biệt là về “Interview” và “Negotiation”
- Choosing “Mr.Right” (Phần 6)
- Phần 3: Thông tin chi tiết về các chương trình, học bổng mà mình đã tìm hiểu
- Phần 4: Cách viết bài luận khi xin học bổng thạc sĩ
- Phần 5: Tài liệu quá trình xin học bổng
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Về kết quả đạt được trong đợt apply:
Trong 4,5 tháng: thi IELTS, thi GMAT, apply 5 chương trình – được 3 học bổng:
- Chương trình MSc in Business – Leadership and Change, BI Norwegian Business School (2 năm): học bổng BI Presidential – 100% học phí và tiền sinh hoạt phí đủ sống trong 2 năm tại Na Uy.
- Chương trình MSc in Global Management, Thunderbird School of Global Management, Arizona State University (1,5 năm): học bổng Excellence của trường và học bổng từ SHARE Fellowship – 100% học phí và sinh hoạt phí đủ sống trong 1,5 năm tại Mỹ.
- Chương trình MBA, TIAS Business School: học bổng Orange Tulip Scholarship (1 năm) – 80% học phí, sinh hoạt phí đủ sống trong 6 tháng tại Hà Lan và offer công việc làm marketing cho trường sau khi tốt nghiệp.
- Chương trình MSc in International Management, Utretch University (1 năm): được admission, không được học bổng.
- Irish Aid: trượt từ vòng đơn.
Timeline:
- IELTS: đăng ký thi trước 14 ngày (tập trung ôn 11 ngày).
- GMAT: đăng ký thi trước 2 tháng (tập trung ôn 1 tháng).
- Hồ sơ: trung bình 1 tuần/trường. Riêng trường BI của Na Uy, từ lúc quyết định tới lúc xong có 6 ngày. Trường Thunderbird thì viết essay trong 3 ngày.
1.2. Về profile cá nhân:
- Điểm cộng:
- Kết quả học tập tốt. Xét về điểm thì cao nhất khoa Kinh tế quốc tế và có nhiều học bổng trong quá trình học đại học.
- Kinh nghiệm làm quản lý tại công ty Nhật (size khoảng 20 người).
- Học trao đổi 1 năm tại Nhật.
- Điểm trừ:
- Điểm IELTS và GMAT đều bình thường – chưa đạt được mục tiêu thực sự mình mong muốn.
- Các trường đều trong tình trạng nộp hồ sơ sát ngày.
1.3. Về lý do được nhận học bổng (đánh giá của cá nhân):
- Sự nỗ lực trong suốt một quãng thời gian dài: 3 học bổng mình nhận được, mình đoán là do (1) Profile tốt, (2) Essays tốt, (3) Quá trình làm việc với trường để lại ấn tượng tốt. Riêng profile tốt thì là kết quả của suốt quá trình từ hồi năm 1 đại học rồi, nên mình luôn tin “May mắn là kết quả của sự chuẩn bị cho may mắn”. Về điểm học đại học thì có bao giờ mình nghĩ là sẽ dùng vào việc apply học thạc sĩ đâu – còn không nghĩ là sẽ học thạc sĩ :)) Thế nhưng giờ nhìn lại mới thấy nếu hồi ấy ko cố gắng để lúc nào kết quả cũng là “kết quả tốt nhất” thì có lẽ, trong 4 tháng rưỡi đã chẳng có trường nào nhận mình.
- DUYÊN: Ngoại trừ Hà Lan mình có ý định từ đầu thì cơ hội ở Mỹ và Na Uy có lẽ đều do chữ “duyên” mà ra. Hồi năm 4, mình tham dự 1 seminar của trường BI (Na Uy) và sau đó còn tình cờ gặp cô đại diện của trường trong Cộng Cafe. Dù đã quyết tâm sẽ apply vào BI, nhưng do được nhận vào GMC (Global Management College) nên mình đành gác giấc mơ Na Uy lại. Đến đợt apply năm nay lại quá tập trung vào Hà Lan nên phải đến tận lúc sát deadline mình mới cuống cuồng nộp hồ sơ.
- Sự hỗ trợ của rất nhiều người: từ việc giúp đỡ mình học, góp ý sửa hồ sơ tới tinh thần.
- Về hồ sơ thì mình không dùng dịch vụ của bên nào nhưng hay nhờ 1 vài người bạn thân nhận xét về ý và cách triển khai ý.
- Về tinh thần thì có 1 chị nấu cơm hàng ngày chăm mình học và có 1 anh chuyên ngồi cạnh đợi mình upload hồ sơ, nên là ít khi khủng hoảng 😀 Lời khuyên cho các bạn là hãy chuẩn bị những chỗ dựa tinh thần cho mình như vậy nhé!
PHẦN 2: CÁC TIPS APPLY HỌC BỔNG THẠC SĨ
2.1. PDCA (Plan – Do – Check – Action):
Đây là một trong những phương pháp mình đã học được khi làm việc với doanh nghiệp Nhật. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể search google hoặc nhắn riêng cho mình.
- PLAN:
- Trong việc xin học bổng, theo mình, PLAN là một trong những khâu quan trọng nhất. Điều đặc biệt chú ý là về vấn đề thời gian. Như trong phần 1 mình có chia sẻ, mình chỉ có tổng cộng 4,5 tháng từ lúc lên kế hoạch tới lúc có kết quả và lựa chọn trường mình sẽ học. Khoảng thời gian này nói lên 2 điều:
- “Đừng bao giờ để mọi thứ gấp gáp như mình!!!” Trong 4,5 tháng trên, có thể nói mình phải xếp kế hoạch theo từng ngày và các trường chỉ có 1 tuần để làm hồ sơ. Có những lúc ngồi cả 1 ngày chỉ để làm essay – rất tù túng!
- “Không gì là không thể!”. Nếu đã có dự định rồi thì nên chuẩn bị từ sớm. Nhưng nếu dòng đời xô đẩy, các bạn gặp phải tình huống giống mình là ko đi ngay ko được thì HÃY THỬ NẾU CÓ NHIỀU HƠN 3 THÁNG! Kể cả ko được thì cũng là kinh nghiệm cho năm sau.
- Trong việc lập kế hoạch, có 2 điều quan trọng nhất cần làm:
- Thi/ Kế hoạch thi IELTS (TOEFL), GMAT (GRE) : Nên hoàn thành xong việc thi các chứng chỉ trước khi tiến hành làm hồ sơ. Một là sẽ biết được khả năng của mình có thể apply vào các chương trình nào. Hai là có thể tập trung để làm hồ sơ cho tốt. Như mình, vừa ôn thi GMAT vừa làm hồ sơ (có những lúc phải phân ra 3 ngày học GMAT, 3 ngày làm hồ sơ, rồi lại quay lại học GMAT)- phân tán sức lực và đương nhiên là kết quả ko thực sự như kỳ vọng.
- Chọn trường/ chương trình:
- NGÀNH HỌC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT: Hãy đọc kỹ tất cả các thông tin liên quan tới ngành học của bạn. Thường thì đây là bước mọi người hay làm qua loa. Như mình, hồi đầu đi, mình đặt ra mục tiêu là ko đc full thì ko đi nên mình CHỈ NHÌN VÀO MỤC SCHOLARSHIP và CHỌN! Nhưng cuối cùng, khi đã được tận 3 offers thì lúc đó mình mới nhận ra, tất cả lại quay trở lại những câu hỏi ban đầu:
- “Chương trình nào mình thích nhất?
- “Đất nước nào/ Môi trường nào có tiềm năng để giúp mình thực hiện kế hoạch tương lai của mình?”
- “Tài chính ko phải là vấn đề quan trọng nhất!”
- Việc tìm thông tin ban đầu thường dựa vào các tiêu chí quan trọng nhất của các bạn khi lựa chọn nơi đến và ngành học. Mình thì tìm theo 2 cách: (1) Đất nước – Trường – Chương trình; (2) Gợi ý từ giáo viên và bạn bè (các chương trình học cụ thể).
- Luôn luôn vào website của trường/khoa/chương trình và đọc thông tin CỰC KỲ CẨN THẬN. Thường thì những thông tin bạn cần đều có sẵn trên đó rồi. Nhớ take note và lập file excel trong lúc đọc. Ngày trước mình cứ phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
- Đặt ra deadline cho từng việc bạn làm. Tuân thủ! Ví dụ, sau khi đã hết thời gian lựa chọn trường và bạn cũng đã đưa ra được quyết định rồi, HẠN CHẾ việc nghe ngóng thông tin bên ngoài và chọn đi chọn lại. Ví dụ, ban đầu mình liệt kê ra 2 cơ hội ở Hà Lan mình sẽ apply. Sau đó, do nhận được email thông tin của 1 trường khác, mình lại tiếp tục tìm thêm thông tin, liên hệ với trường và sau 1 tuần thì quyết định là KO NỘP HỒ SƠ CHO TRƯỜNG ĐÓ nữa. Nếu bạn có nhiều thời gian, việc nhận thêm thông tin là OK. Nhưng với 1 người chỉ có 4,5 tháng như mình thì thực sự lúc đó thấy rất LÃNG PHÍ THỜI GIAN. DEADLINE!!!
- Aim high but be realistic: có 1 trường mình apply đc admission nhưng ko đc học bổng. Nghĩ lại mới thấy lúc tìm thông tin và chốt plan mình tính ko kỹ. Học bổng gì mà cả trường, tất cả các cấp học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), tất cả các ngành, xét sinh viên tất cả các nước – mà CÓ 5 SUẤT. Thế mà lúc đầu mình cũng apply =((
- NGÀNH HỌC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT: Hãy đọc kỹ tất cả các thông tin liên quan tới ngành học của bạn. Thường thì đây là bước mọi người hay làm qua loa. Như mình, hồi đầu đi, mình đặt ra mục tiêu là ko đc full thì ko đi nên mình CHỈ NHÌN VÀO MỤC SCHOLARSHIP và CHỌN! Nhưng cuối cùng, khi đã được tận 3 offers thì lúc đó mình mới nhận ra, tất cả lại quay trở lại những câu hỏi ban đầu:
- Trong việc xin học bổng, theo mình, PLAN là một trong những khâu quan trọng nhất. Điều đặc biệt chú ý là về vấn đề thời gian. Như trong phần 1 mình có chia sẻ, mình chỉ có tổng cộng 4,5 tháng từ lúc lên kế hoạch tới lúc có kết quả và lựa chọn trường mình sẽ học. Khoảng thời gian này nói lên 2 điều:
- DO – CHECK – ACTION: Nói đơn giản là sau khi có plan rồi, hãy nghiêm túc thực hiện theo plan của mình (vẫn cần flexible khi cần thiết). Sau khi nộp xong hồ sơ của 1 trường, mình thường xem lại các bài essays để tự đánh giá. Lúc nào cũng có cảm giác là ko hài lòng và muốn sửa cho bài của trường tiếp theo tốt hơn. Dựa vào kinh nghiệm apply của đợt trước để đợt apply trường mới sẽ cải thiện hơn!
2.2. Communication with schools:
2.2.1. Contact directly:
Kinh nghiệm của mình là cần phải liên lạc trực tiếp với trường/ khoa/ người đại diện chương trình. Càng liên lạc gần bao nhiêu với người có liên quan tới quyết định càng tốt. Lý do: liên lạc với họ cũng là cơ hội để thể hiện các phẩm chất cần thiết của 1 ứng viên tiềm năng. Với các chương trình MBA, việc này lại càng cần thiết.
Thường thì thông tin sẽ có trên website hoặc leaflet. Hoặc bạn có thể xin contact của người đi trước theo kiểu reference cá nhân. Hoặc đến tham dự các hội thảo, ngày hội tuyển sinh của các trường.
Với trường TIAS của Hà Lan, mình gặp đại diện của trường (1 chị người Đài Loan) tại ngày hội về du học Hà Lan ở HCM và NỘP LUÔN hồ sơ của mình (nghe thì to tát, nhưng chỉ có CV, namecard, photo các chứng chỉ). Chị ấy đã nhớ và đồng hành cùng với mình từ lúc đó tới tận khi có kết quả – cũng là người đã xin thêm % học bổng cho mình sau này! Kết quả đánh giá của chị ấy về các kỹ năng của mình khi liên lạc, trao đổi cũng được xem xét khi chọn mình.
2.2.2 Interview:
- Do your homework: Nếu bạn search google về những điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn thì bạn sẽ thấy hầu hết bài chia sẻ nào cũng ghi. Với mình, đây thực sự là điểm đã giúp mình để lại ấn tượng với trường
- Thông tin: Đọc lại một lần nữa và viết ra các point về CHƯƠNG TRÌNH, HỒ SƠ CỦA MÌNH (do các trường hồ sơ của mình đều thay đổi 1 chút cho phù hợp nên trước mỗi buổi phỏng vấn mình đều phải xem lại hồ sơ của chính mình), NGƯỜI SẼ PHỎNG VẤN MÌNH.
- Trường Hà Lan đã rất ngạc nhiên khi thấy mình chuẩn bị quá kỹ và hiểu quá rõ về chương trình và bản thân những gì mình muốn!
- Trang phục và background: trường bên Na Uy thì ko phỏng vấn. Nhưng trường bên Mỹ phỏng vấn tới 5 lần, trường bên Hà Lan thì là 1 lần – và lúc nào cũng qua SKYPE. Họ ko nói trước và call hay video call, nhưng lúc nào mình cũng đóng bộ vest, chuẩn bị background là 1 bức tường trắng xóa. Vẫn nhớ hôm phỏng vấn với bên cấp học bổng của Mỹ, đại diện trường đã phải bất ngờ về độ “trắng tinh” của background của mình =))) (background của cô ấy là phòng khách nhà của cô ấy. Haha)
- Câu hỏi dành cho người phỏng vấn:
- Với bên Hà Lan: mình hỏi về (1) lý do vì sao mình nên chọn trường – sự khác biệt của trường với 1 trường khác (2 tr này bên Hà Lan được xem là đối thủ trực tiếp về MBA); (2) Những nguồn lực trường có để giúp mình trong kế hoạch tương lai
- Với bên Mỹ: mình lại hỏi 1 câu cá nhân hơn với ng phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn mình đã tìm được link LINKEDIN nên đã nghiên cứu về background của cô ấy (1 phần cũng vì tò mò). Và mình đã hỏi cô ấy là “Lý do tại sao lại lựa chọn từ bỏ công việc ở 1 ngân hàng lớn để về làm việc cho tổ chức sponsor học bổng”. Cô ấy đã cười phá lên và nói rằng bao năm làm tuyển dụng, chưa có ai hỏi tôi như vậy =)))) Mình biết là các bạn Mỹ vẫn hay “wonderful!”, “excellent!” như thế, nhưng mà bản thân mình cũng rất tâm đắc với câu hỏi này! (Tốt nhất, trước lúc phỏng vấn, hãy liên lạc lại với mình để hỏi kỹ hơn nhé :D)
2.2.3. Negotiation:
- Mình được học bổng full của trường BI (Na Uy) trước. Lúc đó, mình vẫn đang thi tiếp trường bên Hà Lan và Mỹ.
- Ban đầu, trường bên Hà Lan chỉ cho mình 50% học phí, rồi mình xin thêm đc thành 80% học phí . Sau đó là có thêm 6 tháng sinh hoạt phí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Trường bên Mỹ thì mình xin của trường 40% học phí. Xin tiếp 60% học phí của quỹ SHARE FELLOWSHIP. Sau đó negotiate thêm để được cover cả tiền sinh hoạt phí.
Phần này rất khó viết ra, nên nếu bạn đã đến được giai đoạn cần negotiate với trường về vấn đề finance thì hãy nhắn riêng cho mình nhé. Về cơ bản, mình chia thành các steps sau:
- Step 1: get the FIRST OFFER. Để negotiate được thì trong tay bạn phải có weapon. Trong trường hợp của mình, mình biết chắc 2 điều: (1) Mình đã có học bổng full của Na Uy trong tay nên mới negotiate tiếp với Hà Lan và Mỹ; (2) Mình biết cả 2 trường Hà Lan và Mỹ đều muốn có mình.
- Step 2: Liên lạc với trường để thông báo với họ về cơ hội khác mà mình đã đạt được. (Be polite!”, theo kiểu “Tôi nghĩ rằng tôi có trách nhiệm phải thông báo với trường rằng tôi hiện nay đã được… và tôi đang xem xét…”)
- Step 3: tiếp tục negotiate cho đến khi được mức offer cao hơn. Nếu trường thể hiện rằng họ muốn có bạn và có thể xem xét việc nâng mức học bổng, tiếp tục thuyết phục họ rằng “Tiền là rào cản duy nhất khiến bạn phân vân”. Không cần thiết phải trả lời trường quá nhanh! Như mình, khi contact với trường bên Hà Lan về admission, mình rất hay trả lời họ trong ngày. Nhưng khi negotiate về học bổng, mình thường suy nghĩ rất lâu và trả lời sau 2, 3 ngày.
PHẦN 3: THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, HỌC BỔNG MÌNH ĐÃ TÌM HIỂU
Thông tin về học bổng các nước: Thường thì mọi người hay nghĩ là học bổng chính phủ mới cover hết. Khi search mình mới nhận ra là học bổng của trường cũng rất cao. Có những trường ngoài full học phí và sinh hoạt phí, còn cover cả vé máy bay, bảo hiểm, phí làm visa.
- Lời khuyên đầu tiên của mình là đừng bao giờ bỏ qua học bổng của trường!
- Lời khuyên thứ 2 là hãy đọc đi đọc lại thông tin của từng học bổng, liên hệ với những người trước đó đã được nhận học bổng để tìm ra “ĐIỂM MẤU CHỐT MÀ HỌC BỔNG CẦN Ở ỨNG VIÊN LÀ GÌ?”. Mình thấy các học bổng đều có tiêu chí riêng. Ví dụ, học bổng chính phủ thì thường là (chứ không phải luôn luôn): (1) Mong muốn cống hiến cho Việt Nam và mối quan hệ giữa 2 nước sau khi tốt nghiệp; (2) Khả năng tạo ra sự thay đổi của bạn (VD: có kế hoạch đóng góp cụ thể,…). Học bổng của trường thì có cái liên quan tới kết quả học, có cái liên quan tới khả năng tài chính. Học bổng của các quỹ thì tùy xem mục tiêu – “true intention” của quỹ khi trao học bổng cho ứng viên…
3.1. Hà Lan (Mình biết rất rõ do nhắm từ đầu):
Xem TẤT CẢ thông tin về học bổng Hà Lan (tất cả các cấp). Một số học bổng mà mình biết:
- Orange Tulip Scholarship:
- Tùy từng trường mà % học bổng khác nhau. Có những chương trình MBA lên tới 80, 90% tuition fee.
- Các năm sẽ có học bổng cho các trường và các chương trình khác nhau nên phải xem kỹ trên web của Nuffic Neso – nơi update nhất về học bổng. Đây là học bổng kết hợp giữa Nuffic Neso và trường, nên nếu trên web của Nuffic Neso không có thì nghĩa là web của trường chưa update.
- Các bạn sẽ cạnh tranh với các bạn ở Việt Nam để được học bổng. Hình như giữa trường và Nuffic có thỏa thuận về số lượng cần đạt được? Nên là với những chương trình ít người apply cơ hội sẽ cao hơn 1 chút.
- Học bổng của trường:
- MBA ở Hà Lan thì mình thấy nổi nhất có Rotterdam và TIAS (2 chương trình xếp 1, 2). Rotterdam thì có học bổng của trường là 100%, TIAS thì có học bổng Orange Tulip là 80%.
- MSc thì các trường đều có và rất cao. Tuy nhiên, cần có plan sớm vì họ yêu cầu GMAT, IELTS và hạn thì khoảng tháng 1 hoặc tháng 2. Học bổng này thường xét merit-based, ko phải financial-based.
- Netherlands Fellowship Programmes: Năm vừa rồi có tiêu chí ứng viên là 1 người do cơ quan cử đi (nghĩa là đảm bảo học xong sẽ về cơ quan làm tiếp). Nếu negotiate được với doanh nghiệp thì thử, ko thì bỏ qua luôn:
- Holland Scholarship: có 5000 euro thôi. Mà nhiều trường ko cho cộng các học bổng với nhau (Họ sẽ cho mình 1 scholarship thôi). Nên nếu như nhắm tới full (ko đc full thì ko đi), thì đừng apply học bổng này.
3.2. Mỹ, cụ thể là trường Thunderbird:
Mình không tìm hiểu về các trường khác, chỉ biết mỗi trường Thunderbird này do lúc mình tìm chương trình về Global Management thấy trường này rank 1, sau đó thì nhận được email thông tin của họ.
- Học bổng Global Excellence của trường: 40% tuition fee. Học bổng này thường dựa vào điểm học. Nhưng mình thấy có nhiều suất, nên các bạn đừng ngại – cứ apply thôi!
- SHARE Fellowship: học bổng này của quỹ SHARE, nên việc apply sẽ tách biệt so với việc apply học bổng của trường. Sau khi được admission rồi, trường sẽ gửi danh sách các bạn muốn apply học bổng này cho SHARE và SHARE sẽ có quy trình lựa chọn của riêng họ. Hàng năm, học bổng sẽ cover 60% còn lại của tuition fee. Tuy nhiên, năm của mình do có nhiều ứng viên tốt nên họ quyết định sẽ chi cả sinh hoạt phí. Điểm hay của chương trình là mình sẽ được giới thiệu cho 1 mentor (alumni). Họ sẽ là người làm trong ngành mà mình dự định sẽ làm sau khi tốt nghiệp, nên sẽ giúp đỡ mình về việc học, giới thiệu cơ hội internship, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp (Đây là điểm mình thích nhất ở quỹ này)!
3.3. Na Uy:
Xem TẤT CẢ thông tin về học bổng ở Na Uy. Có 1 lưu ý là mình đã thử seach MBA ở Na Uy, nhưng không thấy có chương trình full-time, tất cả đều là executive education thôi. MSc thì thường học 2 năm và rank khá ổn ở châu Âu.
Học bổng của trường BI Norwegian Business School (Mình chỉ tìm hiểu kỹ mỗi trường này).
- Presidential Scholarship: 100% tuition fee và sinh hoạt phí 2 năm. Đương nhiên khi hết 1 năm họ sẽ check. Nếu học hành bết bát thì sẽ bị dừng học bổng. Học bổng này là merit based.
- MSc Scholarship: 100% tuition fee và sinh hoạt phí sẽ hỗ trợ 1 khoản – cấp 1 lần. Học bổng này là merit based và financial based.
PHẦN 4: KINH NGHIỆM CÁ NHÂN VỀ CÁCH VIẾT BÀI LUẬN CHINH PHỤC HỌC BỔNG THẠC SĨ
Cá nhân mình đánh giá những bài essays mình viết vẫn chưa thực sự nổi trội. Có lẽ điểm cộng từ profile đã hỗ trợ phần nào cho mình trong việc xin học bổng. Tuy nhiên, trong qúa trình nộp hồ sơ ở 5 nơi, khả năng chọn lọc ý và tốc độ hoàn thiện bài được tăng lên đáng kể. Mình sẽ rất vui nếu có nhiều bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm với mình về phần essays này!
Trước khi nói về essays, có 1 điểm mình nghĩ cần làm rõ vì đây là điều cần phải tìm ra đầu tiên và cần thể hiện được trong cả bộ hồ sơ.
4.1. Vì sao lại có học bổng trên đời này?
Trước đây mình chưa bao giờ đặt ra câu hỏi này. Ngày xưa ở công ty, mình hay bị gọi là scholarship queen tại hồi đại học nhận và thi cũng nhiều học bổng (1 cái của chính phủ Nhật, 1 cái của tổ chức Mỹ, còn lại của các doanh nghiệp Nhật, Hàn, Việt Nam). Và thực ra biệt danh này có ý chế giễu là “Dù nó là scholarship queen, nhưng nó chả biết tí hiểu biết gì về real business environment đâu!”). Sau một vài trải nghiệm, hiện giờ mình có 1 vài giả thiết về “THE TRUE INTENTION BEHIND SCHOLARSHIPS” như sau:
- Thực ra mỗi bên khi trao 1 học bổng, họ đều mong muốn nhận lại 1 điều gì đó. Bác Chủ tịch công ty mình ngày trước có trao 1 học bổng bên Indonesia với mục đích tạo network: trao cho 33 sinh viên của 33 đảo khác nhau. Đương nhiên các tiêu chí như hoàn cảnh khó khăn, học giỏi vẫn có. Nhưng quan trọng là ĐỦ 33 ĐẢO.
- Học bổng chính phủ: do thể hiện sự hỗ trợ của các nước tới Việt Nam trong việc phát triển – nên thường tìm những người “có mong muốn đóng góp cho Việt Nam”, “có mong muốn phát triển mối quan hệ giữa 2 bên”. Đương nhiên, với mỗi hb khác nhau sẽ có nh tiêu chí riêng, nh ngành học ưu tiên…
- Học bổng trường: cực kỳ đa dạng. Mà thường là đọc tên học bổng đã hiểu được rồi.
- MSc thì hay tìm những bạn “sáng láng”, kể cả là khi họ chỉ cấp học bổng cho những bạn khó khăn về tài chính. Cũng dễ hiểu vì như vậy mới thu hút được nhân tài.
- MBA thì đa dạng hơn. VD: hb về leadership, hb cho women leader, hb cho điểm GMAT cao. Lúc trước mình có nghe chuyện các trường đua nhau vụ điểm MBA của ứng viên để leo ranking – nên là điểm GMAT cao rất có lợi.
- Các quỹ: Mình cũng chưa tìm hiểu được hết các thể loại quỹ. Nhưng với nh quỹ mang tính cá nhân/ doanh nghiệp thì thường kỳ vọng các ứng viên mang lại 1 lợi ích trực tiếp nào đó. Ví dụ: trường Thunderbird có quỹ được hỗ trợ bởi 1 doanh nghiệp và khi ứng viên ra trường sẽ về doanh nghiệp đó làm. Quỹ SHARE Fellowship lúc phỏng vấn cũng rất quan tâm tới business của công ty mình và network mình có với các doanh nghiệp Vnam.
TÓM LẠI LÀ FIND THE TRUE INTENTION: Cần tìm ra lý do vì sao lại có những quỹ học bổng đó (true intention của người lập ra nó là gì?)
- Điều mà các học bổng tìm kiếm ở các ứng viên (họ sẽ được lợi gì khi trao học bổng)?
- Học bổng này có phù hợp với mình không? (Ví dụ điều kiện để nhận học bổng có điều gì không phù hợp với định hướng tương lai hay profile của mình không?)
4.2. Các tips về essays:
- Plan: phần quan trọng nhất! Plan tốt, viết sẽ tốt và nhanh. Tuyệt đối không đặt bút viết luôn (dù deadline có gấp thế nào đi nữa. Và hãy cho mình “Đủ thời gian để suy nghĩ”)
- Xác định “Điểm mấu chốt lựa chọn của các học bổng”:
- Do your homework: đọc kỹ tất cả thông tin mà học bổng đưa ra. Trao đổi với nh người đã được học bổng này. Tìm hiểu về người/tổ chức lập ra học bổng. Tìm hiểu về các đối tác của học bổng… Tất cả nh gì có thể giúp bạn “connect the dots” và “find the true intention” của học bổng
- Xác định “My story”:
- Phần này rất khó. Và thực ra mỗi bạn sẽ có 1 câu chuyện của riêng mình. Có những người có thể viết hẳn câu chuyện của cuộc đời mình trong từng đoạn và lồng ghép vào đó những ý chính. Nhưng cũng có những người không có đủ “drama” để đưa vào trong cả bài như vậy.
- Với cá nhân mình: nói thật – bởi nội dung bài viết và cách bạn viết sẽ thể hiện con người bạn. Đương nhiên, có thể thêm thắt cho kịch tích và thu hút. Nhưng essays sẽ đi cùng với bộ hồ sơ và cả vòng phỏng vấn. Tất cả đều cần make sense và quan trọng nhất là…
- Phần thể hiện “unique/strong point” của mình phù hợp với điều mà các học bổng đang tìm kiếm. Đây là điều cần tập trung thể hiện nhất!
- Ví dụ, trường TIAS bên Hà Lan (MBA) mình xin học bổng Orange Tulip. Tiêu chí của họ là tìm những ứng viên có định hướng rõ về tương lai, kinh nghiệm nổi trội. Do đó trong cả bộ hồ sơ, đặc biệt là essays mình thể hiện rõ điều này.
- Ví dụ, trường bên Na Uy mình xin học bổng dành cho những bạn có điểm học đại học tốt – do profile đại học của mình tốt.
- Ví dụ, trường bên Mỹ, mình xin học bổng của quỹ SHARE Fellowship. Quỹ này có mục tiêu hỗ trợ cho leaders ở các nước đang phát triển (có mong muốn đóng góp cho quốc gia sau khi tốt nghiệp, đã từng có kinh nghiệm học/làm ở nước ngoài, có thể giúp họ mở rộng network ở quốc gia đó). Do đó, mình đã làm nổi bật những điều này trong essays của mình
- Xác định những gì cần viết: Trước hết các bạn cần biết là mỗi học bổng lại có 1 yêu cầu khác nhau. Có những nơi phải viết essay cho admission và scholarship chung. Có những nơi lại tách riêng 2 phần này. Có những nơi lại yêu cầu trả lời câu hỏi ngắn (75-150 words/question)
- Nội dung: theo mình cần cover 1 số ý sau (quan trọng):
- Mục tiêu dài hạn là gì: life mission, career path
- Đến giờ đã làm được những gì để hướng tới mục tiêu này
- Chứng minh việc đi học là bước cần thiết tiếp theo để đạt được mục tiêu
- Lý do vì sao lựa chọn đất nước, trường, thành phố
- Lý do vì sao lựa chọn chương trình học này (có những experience gì trong quá khứ đã khiến bạn quan tâm tới ngành học này? Những course nào trong chương trình bạn thấy quan tâm nhất? Chương trình học sẽ mang lại gì cho nghề nghiệp hay tham vọng tương lai của bạn?)
- Lý do bạn phù hợp với chương trình/học bổng (Bạn có thể mang lại điều gì cho trường, cho chương trình, cho các bạn học cùng mình?)
- Lý do vì sao bạn xin học bổng trên (Ngoài lý do về tài chính ra, còn có lý do nào khác không?)
- Độ dài:
- Tùy vào yêu cầu của chương trình (nếu có).
- Mình thì thường viết không quá 1 trang A4. Nếu phải viết admission và scholarship chung thì có thể kéo dài sang 2 trang (chỉ khi quá cần thiết)
- Nội dung: theo mình cần cover 1 số ý sau (quan trọng):
- Tham khảo: mình trước lúc viết essays thì hay đọc 1 2 bài essays mà mình thấy hay để tìm cảm hứng, cũng là để học hỏi cách dùng từ, cách sắp xếp ý. Tài liệu thì mình đã ghi rõ trong bài chia sẻ trước (xem kỹ phần essays) https://autumnriverlife.wordpress.com/2017/07/24/tai-lieu-cho-qua-trinh-xin-hoc-bong
- Xác định “Điểm mấu chốt lựa chọn của các học bổng”:
- Write: Dựa trên outline đã đưa ra, tiếp tục viết các câu hoàn chỉnh. Sau đó ghép lại thành đoạn. Nếu bạn là người chữ bay vèo vèo thì có thể bỏ qua bước viết câu 😀
- Những điều nên:
- Rõ ràng câu mở bài của từng đoạn – và là câu thể hiện ý chính của đoạn luôn.
- Viết thẳng vào vấn đề. Không vòng vo (ít chữ nên là càng rõ ý càng tốt).
- Có điểm khiến người đọc ghi nhớ (dấu ấn riêng): điều này nên hỏi ý kiến ng khác khi họ đọc bài của mình. Ví dụ như lúc phỏng vấn với quỹ SHARE Fellowship của trường Thunderbird, họ nhắc ngay đến việc mình đã viết là mình sẽ đấu tranh cho vấn đề gender equality bằng cách tạo ra các chiến dịch truyền thông để giáo dục các lãnh đạo là nam giới 😀
- Những điều không nên:
- Viết 1 bài essays nghe cái gì cũng hay mà người đọc ko nhớ đc điều gì trong bài của mình.
- Quá “đao to búa lớn”: điều này mình cũng không chắc có đúng hay không. Chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Có những bài mình viết với giọng văn cực kỳ “intense” – kiểu “Việt Nam đang gặp vấn đề về quản trị quá rồi và tôi cực kỳ muốn thay đổi điều đó! Tôi quá kém cỏi nên tôi cần đi học ngay!”. Có người nói là nó quá tiêu cực và khiến người khác có cảm giác hơi sợ, không chắc liệu mong muốn của mình to tát quá, chương trình đáp ứng không được.
- Những điều nên:
- Check
- Tự check
- Nhờ người khác check: mỗi người 1 ý nên là nhờ ít người check thôi. Mình hay nhờ các bạn thân sửa ý cho mình. Và thường là nhận xét rất chính xác 😀 Hơn nữa các bạn cũng biết về background của mình nên có thể cho mình ý kiến là có thể thêm những ý nào vào.
- Rewrite: Nên xác định rõ thời gian sẽ nộp. Tính mình cầu toàn, nên mãi ko nộp được, rồi cứ sửa đi sửa lại.
PHẦN 5: TÀI LIỆU CHO QUÁ TRÌNH NỘP HỌC BỔNG
Hiện tại, mình đang để trên link dữ liệu này các tài liệu mình đã tham khảo trong quá trình xin học bổng của mình.
5.1. GMAT:
- Tài liệu: link trên. Tài liệu này mình chủ yếu xin từ chị Thương, anh Hiếu và cóp nhặt từ các groups. Lưu ý là có những cái mình đã dùng, có những cái mình chưa.
- Học như thế nào
- Hồi đó, mình chỉ theo học a Hiếu (facebook). Khóa học rẻ, cover chủ yếu phần verbal. Tuy nhiên, a thường chia sẻ kinh nghiệm, phát test, chữa đề và giúp đỡ mình trong cả phần quant nữa. Thấy a Hiếu như kiểu thiên tài GMAT từ trên trời rơi xuống ý :))) (Giờ a ý còn tự tạo ra 1 phần mềm để luyện làm đề như thật nữa :O) Tóm lại là mình rất recommend học hỏi từ a Hiếu!
- Thông tin về khóa học thì join facebook group GMAT Zero to Hero. Có thể vừa tìm đc tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm thi và cả bạn đồng hành ôn luyện cùng!
- Theo mình thì nên học 1 khóa, sau đó dành 1 khoảng thời gian vừa đủ để ôn luyện kiến thức và làm đề. Tránh vừa học xong đã thi (như mình), chưa kịp biến kiến thức học được thành khả năng của mình. Cũng tránh đặt lịch thi muộn quá (tự cho mình thời gian xao lãng)
5.2. Cách viết essays:
- Mình để trong link 2 tài liệu về essays mà hồi ấy mình dùng. Hồi đó, mình chọn bừa vài bài trong 2 tài liệu này, đọc và tự phân tích: điểm đặc biệt trong những bài đó là gì? Mình có thể học hỏi để kể câu chuyện của mình như thế nào? Những từ ngữ hay nào mình có thể vận dụng…
- Riêng phần cách trả lời các câu hỏi ngắn, tuy không thể áp dụng trực tiếp vào trong bài essays, nhưng suy cho cùng, bài essays nào cũng phải thể hiện được các điểm: “Điểm mạnh là gì? Ước mơ là gì? Làm thế nào để hiện thực hóa ước mơ trên?…” Nên mình thấy vẫn cần đọc và học hỏi cách viết của họ. Hơn nữa, phần này sẽ giúp nâng tầm cách trả lời trong interview của mình lên 😀
- Riêng về việc viết essays, khi nào có thời gian, mình sẽ update vào link
5.3. Chiến lược MBA:
- 2 file tổng quan để các bạn hiểu về cách các trường làm việc
- Ngoài ra, hồi đó mình có subscribe kênh thông tin của Stacy Blackman Consulting. Họ sẽ thường xuyên gửi email về các tips khi apply MBA và xin học bổng. Hồi đó, chính bài viết của họ về “Cách viết về điểm mạnh của bản thân” và “Negotiation” đã đem tới những “tia sáng” cho mình trong việc sửa hồ sơ và liên hệ với trường 🙂
PHẦN 6: CHOOSING MR. RIGHT hay là lựa chọn trường sau khi có offer
Phần cuối cùng trong chuỗi chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ của mình. Đắn đo mãi mới viết vì có lẽ sẽ có nhiều thứ hơi personal và cũng không muốn public quá rộng rãi.
Có 2 điều chắc chắn: lựa chọn trường khi học thạc sĩ, với mình, cũng là lựa chọn con đường đi cho tương lai; lựa chọn trường chỉ đúng khi 2 năm tới mình làm đúng!
6.1. Một vài cảm nhận về sự khác biệt trong phong cách tuyển dụng của Mỹ, Na Uy và Hà Lan:
6.2. Những điều quan trọng với mình khi lựa chọn:
Khi nghe về 3 lựa chọn của mình, ai cũng hỏi: Tại sao không đi Mỹ? Thực ra mình không phải là người quá logic, mọi thứ đôi khi cũng cảm tính đến khó tin. Có 3 điều khiến mình chọn Na Uy.
- Môi trường làm việc: mình muốn trải nghiệm 1 môi trường balanced hơn Mỹ và Nhật. Đơn giản vậy thôi.
- Những người mình sẽ học tập cùng (những nhận xét hoàn toàn mang tính cá nhân): mình muốn học với những người đứng đầu.
- Ranking: BI (Na Uy) đứng đầu về mảng business. Thunderbird (Mỹ) cũng đứng đầu về ngành mình học nhưng xét chung thì chỉ khoảng 70 của Mỹ thôi. Các bạn học cùng chắc chắn sẽ khác.
- Khi làm việc qua Skype với Mỹ và tiếp xúc với các bạn học bên Na Uy (online), mình tạm cảm nhận được level của những người mình sẽ làm việc cùng.
- Lý do cá nhân của mình: trái tim có lẽ tự nhiên ưu ái Na Uy hơn rồi. Ngoài ra, còn là chuyện “Em có thích nước Mỹ không?”
6.3. Một vài phương pháp hỗ trợ cho việc đưa ra lựa chọn:
Sau khi trò chuyện với nhiều bên để lấy thông tin, mình có dùng 1 số cách sau:
- Kẻ bảng Pros, Cons của từng cơ hội.
- Kẻ bảng tính điểm từng cơ hội. Ví dụ, mình xác định có 10 tiêu chí khi mình chọn trường. Tiêu chí nào quan trọng nhất cho 3 điểm, tiếp theo là 2, 1. Sau đó cộng vào thôi. Cái nào cao thì lấy. Có lúc sẽ thấy lựa chọn điểm cao nhất không được hợp tình hợp lý lắm (đó là lúc mình nhận ra mình đang nghiêng về lựa chọn nào hơn).
- Nói chuyện với 1 vài người thân. Nói chuyện xong sẽ nhận thấy là mình đang “bảo vệ” và ưu ái cái nào nhiều hơn.
Và như 1 người đã nói với mình: Chọn rồi là cứ tiến thôi, không nhìn ngang ngó dọc nữa.
Đơn giản vậy thôi ạ. Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, cũng đã đi tới phần cuối cùng trong việc chia sẻ 😀
Bản thân mình rất thích những bạn có comment hay đặt câu hỏi và nhờ mình hỗ trợ. Đơn giản là cảm thấy bản thân đang làm được điều gì đó có ích. Cho nên, mong là bây giờ hay cả sau này, sẽ có nhiều người “từ đâu đó” tự nhiên xuất hiện và hỏi han mình. Mình sẽ hỗ trợ hết sức!
Bài chia sẻ của chị Hà thực sự chi tiết và có hệ thống, các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác trên blog autumnriverlife của chị. Hình ảnh Norway trong bài được Opty Hunting download từ nguồn ảnh miễn phí Unsplash.