Erasmus+: Không chỉ gồm học bổng trao đổi và Thạc sĩ

Erasmus+ là chương trình của Liên minh châu Âu nhằm tăng cường hợp tác và chuyển dịch trong giáo dục, đào tạo, giới trẻ và thể thao. Với budget khoảng 26 tỉ euro, Erasmus+ giai đoạn 2021-2027 đã, đang và sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn bao giờ hết, đặc biệt tập trung vào công bằng xã hội, dịch chuyển xanh và chuyển đổi số, và thúc đẩy người trẻ tham gia vào cuộc sống dân chủ (giai đoạn 2014-2020 chỉ nhận nửa số funding trên).

Mọi người thường biết tới Erasmus+ bao gồm học bổng trao đổi ngắn hạn và Thạc sĩ toàn phần, nhưng thực tế Erasmus+ có nhiều hơn thế, hướng tới các đa dạng đối tượng sau:

  1. Sinh viên: đi du học là một phần trọng tâm của chương trình Erasmus+ và đã chứng minh được tác động tích cực trong triển vọng nghề nghiệp tương lai của các bạn tham gia. Thông qua việc du học, sinh viên cũng sẽ cải thiện khả năng ngôn ngữ, sự tự tin, tự lập và hòa nhập vào một môi trường mới. Các cơ hội ở Erasmus+ dành cho sinh viên bao gồm:
    • Du học ngắn hạn tại một Programme country hoặc Partner country của Erasmus+, áp dụng với sinh viên đang theo học Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ tại một cơ sở giáo dục trong Erasmus+ Program country và Partner country muốn đi trao đổi tại một trường đối tác cũng trong Erasmus+ Program country và Partner country.
    • Thực tập tại một Programme country hoặc Partner country, áp dụng với sinh viên đang học (cả bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ) hoặc mới tốt nghiệp từ một cơ sở giáo dục của Programme country. Thời gian thực tập kéo dài từ 2-12 tháng, có thể kết hợp làm online và offline; các bạn tham gia sẽ được trả lương bởi công ty (cũng có những trường hợp unpaid internships) và/hoặc hỗ trợ vé máy bay, ăn ở bởi Erasmus+. Thông tin về chương trình thực tập này có thể tìm thấy tại https://erasmusintern.org/.
    • Chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus Joint Master Degrees, mỗi chương trình Thạc sĩ được đào tạo bởi ít nhất 3 cơ sở giáo dục từ 3 quốc gia khác nhau. Các bạn ứng tuyển cần có bằng cử nhân HOẶC đang theo học năm cuối của bằng cử nhân và sẽ tốt nghiệp trước khi chương trình Thạc sĩ bắt đầu (các bạn đã học cao học rồi cũng có thể ứng tuyển). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được joint degree (một bằng tốt nghiệp được trao bởi ít nhất 2 cơ sở giáo dục) hoặc đa bằng (nhiều bằng tốt nghiệp từ nhiều trường khác nhau). Thông tin về các chương trình trong khuôn khổ Erasmus Mundus Joint Master Degrees có tại https://www.eacea.ec.europa.eu/scholarships/erasmus-mundus-catalogue_en.
  2. Cán bộ (giảng dạy): thông qua Erasmus+, các cán bộ (cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục) có thể giảng dạy, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tại một cơ sở giáo dục ở nước ngoài trong tối đa 2 tháng.
  3. Cán bộ (đào tạo): thông qua Erasmus+, các cán bộ trong lĩnh vực giáo dục (cả giảng dạy và không giảng dạy) có thể tham gia quan sát, làm theo các khóa đào tạo ở nước ngoài.
  4. Học sinh: Erasmus+ có mục tiêu đem sự dịch chuyển trong học tập tới cho học sinh, giúp học sinh hiểu thêm về các nền văn hóa, tăng cường khả năng ngôn ngữ.
  5. Tập sự viên: Erasmus+ giúp các tập sự viên (bao gồm cả sinh viên và những người mới ra trường nghề, trường ĐH) tích lũy kinh nghiệm có giá trị trong môi trường làm việc thông qua các chương trình tập sự quốc tế.
  6. Người lớn: Erasmus+ có mục tiêu tăng cường sự tham gia của người lớn ở mọi lứa tuổi và mọi bối cảnh xã hội-kinh tế, đặc biệt những người yếu thế/thiệt thòi, thông qua việc tham gia vào các tổ chức giáo dục người lớn, tổ chức cộng đồng khác trong tối đa 1 tháng.
  7. Người trẻ: Erasmus+ cởi mở với những người trẻ, không chỉ những người đang theo học/đào tạo chính quy. Thông qua Erasmus+, người trẻ có thể thực tập trong và ngoài châu Âu, và tham gia các chương trình trao đổi nữa. Người trẻ trong độ tuổi 13-30 có thể đi trao đổi từ 5-21 ngày. Thông tin về các cơ hội của Liên minh Châu Âu cho người trẻ có tại https://europa.eu/youth/home_en.
  8. Lao động trẻ: Erasmus+ hỗ trợ phát triển chuyên môn cho các lao động trẻ thông qua đào tạo và kết nối với các tổ cức quốc tế trong khoảng 2 ngày tới 2 tháng.

Erasmus+ cũng có hỗ trợ thêm dành cho những người tham gia có khó khăn về thể chất, tinh thần hoặc sức khỏe; các hỗ trợ đó bao gồm chỗ ở phù hợp, hỗ trợ đi lại, chi phí y tế, hô trợ thiết bị, người kèm cặp…

Hy vọng thông tin về các cơ hội trong khuôn khổ Erasmus+ được đề cập ở bài viết này của Opty Hunting có thể kết nối nhiều bạn trẻ Việt Nam hơn.

*Bài viết sử dụng 2 khái niệm Programme Country và Partner Country, trong đó:

  • Programme Country là các quốc gia trong Liên minh Châu Âu tham gia vào Erasmus+ (tức Belgium, Bulgaria, Czech Republic, Denmark, Germany, Estonia, Ireland, Greece, Spain, France, Croatia, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hungary, Malta, Netherlands, Austria, Poland, Portugal, Romania, Slovenia, Slovakia, Finland, Sweden), cộng thêm Norway, Iceland, Liechtenstein, North Macedonia, Republic of Turkey và Republic of Serbia.
  • Partner Country: gồm ~200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong và ngoài châu Âu (trong đó có Việt Nam).

Credit hình ảnh sử dụng trong bài: website Peace Pro.