Chọn lựa education agents (đại diện tuyển sinh của các trường ĐH) để nộp hồ sơ du học

Mọi người thường thấy các nước kinh doanh giáo dục như Úc, Anh, Ireland, Canada, Mỹ hay có education agents/ agent representatives (tên tiếng Việt là đại diện tuyển sinh) – tức những công ty/tổ chức độc lập có thể cung cấp thông tin về các chương trình học ở các trường ĐH mà họ đã đăng ký làm đại diện tuyển sinh, và có thể giúp đỡ ứng viên trong quá trình hoàn thiện thủ tục ứng tuyển (bao gồm nêu danh sách giấy tờ mà ứng viên cần chuẩn bị, log thông tin của ứng viên lên application portal giúp…). Có thể hiểu education agents sẽ làm công việc là education sales. Thông thường ứng viên nhận sự hỗ trợ của agents hoàn toàn miễn phí, vì một khi ứng viên nhận giấy nhập học và sang học bên phía trường ĐH, bên đại diện tuyển sinh sẽ nhận commission fee (phí hoa hồng) từ trường, thay vì thu từ phía học sinh.

Có hai lưu ý lớn khi mọi người chọn lựa đại diện tuyển sinh để nộp hồ sơ:

1. Tùy từng quốc gia, không phải quốc gia nào cũng phổ cập việc có đại diện tuyển sinh; tức không phải trường ĐH nào cũng có đại diện tuyển sinh. Các nước không kinh doanh giáo dục, như Na Uy, Bỉ, Đan Mạch thì không có đại diện tuyển sinh rồi; các bạn muốn ứng tuyển cần tự tìm thông tin trên website, rồi log vào application portal hoặc làm theo hướng dẫn trên website của trường thôi. Còn lại, với các nước kinh doanh giáo dục như đã nêu phía trên thì:

  • Ở Anh: có những trường/bậc học cụ thể của trường không có đại diện tuyển sinh nào cả. Trên website của ĐH Oxford ghi rõ “We do not recruit students through external agencies or representatives. Students wishing to apply to Oxford should follow the procedures set out on the admissions sections of our website.” [1]; hay University College London (UCL) cũng ghi rằng “UCL does not use any agents for recruitment to its undergraduate programmes. For recruitment to graduate-taught programmes (e.g. MA, MSc, LLM), UCL has an agreement with just one agency.” [2].
  • Ở Mỹ và Canada: rất nhiều trường ĐH thứ hạng cao (gồm cả public và private universities, và liberal arts colleges) đều không có agents. Mình thấy có cơ số trường ở tier thấp hơn có đại diện tuyển sinh thôi, ví dụ Colorado State University, Suffolk University, Drew University ở Mỹ; hay Capilano University, University Canada West ở Canada… Mặc dù The State of the International Student Recruitment and Enrollment Field Survey do The American International Recruitment Council và chuyên gia nghiên cứu BONARD thực hiện nêu rằng hiện 2/3 số trường ĐH ở Mỹ có đại diện tuyển sinh [3], nhưng thực tế Survey này mới chỉ thực hiện ở 300 cơ sở giáo dục của Mỹ, với đa số khoảng 1-5% trường ĐH ở các bang phản hồi Survey mà thôi, và Survey cũng không nêu rõ tier của các trường ĐH.
  • Ở Ireland: tất cả, bao gồm cả các trường lớn như Trinity College Dublin, University College Dublin, University College Cork, đều có đại diện tuyển sinh.
  • Ở Úc: 43 trường ĐH dù to như các trường Group of 8 cũng có đại diện tuyển sinh;

Với những trường có đại diện tuyển sinh, các bạn có thể nhờ đại diện tuyển sinh log thông tin/hồ sơ lên application portal hay liên hệ với trường giúp, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho các bạn, mà các bạn cũng không mất phí gì cả :D.

2. 1 đại diện tuyển sinh có thể đại diện cho vài hoặc nhiều trường ĐH, nhưng có thể không phải tất cả.

Ví dụ ở Anh, có agent nào đó có thể đại diện tuyển sinh cho trường University of Birmingham và University of Exeter, nhưng không đại diện cho trường UCL (với các chương trình MA, MSc, LLM mà trường có đại diện tuyển sinh. Điều đó có nghĩa, nếu bạn muốn được hỗ trợ nộp hồ sơ cả Birmingham, Exeter và UCL qua agent đó thì với Birmingham và Exeter sẽ không mất phí gì cả, nhưng nộp UCL sẽ mất phí (vì agent không có thỏa thuận gì với UCL cả); và có thể agent đó sẽ mong muốn bạn theo học Birmingham và Exeter hơn là UCL, vì nếu bạn học 1 trong 2 trường mà họ có thỏa thuận thì họ sẽ được nhận commission fee, còn với UCL thì không. Điều này cũng được Hội đồng Anh khuyến cáo ở trên website của họ, rằng nếu ứng viên muốn khám phá nhiều lựa chọn học tập khác nhau, chứ không chỉ một trường cố định, ứng viên nên đảm bảo rằng agent mà ứng viên chọn lựa có thể cung cấp nhiều loại thông tin, chứ không chỉ chú trọng vào một vài cơ sở giáo dục/trường ĐH nhất định mà agent làm đại diện [4].

Thường trên website của các cơ sở giáo dục/trường ĐH sẽ có thông tin cụ thể về các agent có đăng ký với trường ở từng khu vực địa lý khác nhau. Các bạn nhớ tham khảo thông tin này trước khi chọn agent hỗ trợ nộp hồ sơ nhé.

Nguồn tham khảo:

Photo of Arnous Circus in London by Robert Bye on Unsplash