4 yếu tố cần quan tâm khi chọn trường ĐH ở Anh Quốc

Nhân dịp học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ Chevening của chính phủ Anh đang mở đơn (và sẽ đóng vào 1/11 tới – tức chỉ còn 1.5 tháng để chuẩn bị hồ sơ), và một mùa ứng tuyển cũng đang đến, các bạn có khi nào thắc mắc rằng cần cân nhắc những yếu tố gì để trải nghiệm học tập ở Anh Quốc sẽ trọn vẹn nhất với bản thân? Ngoài thông tin về chương trình học và xếp hạng của (ngành hẹp của) trường ĐH có lẽ các bạn cũng nên tham khảo thêm về:

  • Trường ĐH đó có colleges thành viên không?

College ở Anh, khi trực thuộc ĐH, thường có 2 loại chính:

(i) các colleges là cơ sở giảng dạy, thực tế có cơ chế hoạt động như các trường ĐH luôn. Ví dụ điển hình của college dạng này là King’s College London và Imperial College London trực thuộc University of London.

(ii) các colleges là các trường ký túc, với chức năng chính là khu nhà ở và sinh hoạt cộng đồng cho sinh viên với các câu lạc bộ, đội thể thao, cơ sở vật chất riêng. Thường mọi người hay biết đến University of Oxford và University of Cambridge có loại hình trường ký túc này thôi, nhưng thực tế có nhiều ĐH ở Anh như Durham University hay University of York cũng có. Lợi ích của các trường ĐH có trường ký túc là sinh viên sẽ được hòa nhập với một cộng đồng hẹp ngay khi mới vào trường. Vì vậy, hãy suy nghĩ xem bạn có quan tâm đặc biệt về trường ký túc không để đưa vào cân nhắc của bản thân khi chọn trường.

  • Trường ĐH có khu học xá quy tụ hay không?

Thường khu học xá của trường ĐH quy tụ tại một điểm lớn hoặc một vài điểm nhỏ hơn. Khi theo học ở các trường ĐH có khu học xá quy tụ (cộng thêm nếu bạn ở trong khu ký túc của trường), bạn sẽ dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm học tập hơn; nhưng thường các trường này sẽ ở khu “hẻo lánh” (để có đủ đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng), và bạn cần đi bộ xa hay đi buýt mới tới được trung tâm thành phố.

Có những trường ĐH lại không có khu học xá với các khu giảng dạy hay ký túc không quy tụ tại một khu, ví dụ như University of Manchester có các tòa nhà rải rác trong thành phố. Những trường ĐH này sẽ phù hợp với các bạn thích khám phá, và chưa chắc sẽ phù hợp với các bạn chỉ muốn dành chút ít thời gian di chuyển khi học.

  • Trường tọa lạc ở thành phố hay miền quê?

Việc trường tọa lạc ở đâu sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động ngoài trời mà bạn (thường) có cơ hội tiếp xúc/trải nghiệm, cũng như cảm giác về trường. Nếu bạn thích nhịp sống chậm, dành nhiều thời gian ngoài trời, có lẽ bạn nên tìm các trường ở miền quê, ví dụ như University of Lancaster ngay gần khu Lancashire. Còn nếu bạn thích cuộc sống tất bật, với đời sống về đêm nhộn nhịp, có lẽ bạn nên chọn các trường ĐH tọa lạc ở thành phố.

  • Trường ĐH đó có nằm trong nhóm Russell hay không?

Trong quá trình tìm hiểu về các trường ĐH ở Anh, có lẽ các bạn sẽ gặp phải khái niệm nhóm Russell (Russell Group) rất nhiều. Nhóm Russell gồm 24 trường ĐH có cùng quan điểm và chí hướng trong việc theo đuổi chất lượng nghiên cứu và dẫn đầu về học thuật. Nếu bạn quan tâm đến danh tiếng của trường (và điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình đi tuyển dụng của bạn sau tốt nghiệp) thì bạn có thể chú trọng tìm hiểu các trường trong nhóm Russell để lọc ra điểm đến học tập cho mình.

*Thực tế, ngoài nhóm Russell thì ở Anh còn có University Alliance – liên hiệp các trường tập trung vào lĩnh vực kinh doanh. Hay ngoài nhóm Russell thì vẫn còn rất nhiều trường ĐH theo đuổi chất lượng giảng dạy cao mà bạn có thể cân nhắc.

Sau khi quyết định các yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường rồi, các bạn có thể lọc trường tại https://study-uk.britishcouncil.org/, hoặc https://www.chevening.org/scholarships/find-a-course/ luôn.

*Bài viết này của Opty Hunting lược dịch từ bài gốc: https://www.chevening.org/news/how-to-choose-the-right-uk-university-for-you/.

Photo of London by Bethany Opler on Unsplash


Opty Hunting chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ các bạn apply các học bổng/cơ hội quốc tế. Mentees của Opty Hunting (hay còn được gọi là Opty Hunters) đã đạt được nhiều học bổng khác nhau có giá trị toàn phần/cạnh tranh như: IDEAS/Irish Aid Fellowship và GOI-IES của chính phủ Ireland, DAAD của chính phủ Đức, Fulbright của chính phủ Mỹ, Chevening của chính phủ Anh, Danish State của chính phủ Đan Mạch, GKS của chính phủ Hàn, MEXT của chính phủ Nhật, Erasmus Mundus, AAS của chính phủ Úc, British Council’s Women in STEM, Green Futures của Exeter, L-EARN for Impact, học bổng trao đổi/giao lưu ngắn hạn khác… Thành tích cụ thể và review của các bạn mentees có tại album Opty Hunters.

Các bạn xem thông tin về:
(i) Lớp học, học phí & lịch mở LỚP APPLY TỔNG QUÁT/ NGHIÊN CỨU (hiện đang mở đăng ký cho lớp tháng 9, 10/2022)
(ii) MENTOR 1-1 cho từng thành phần trong bộ hồ sơ hoặc Hourly Consulting hoặc Mock Interview (có thể bắt đầu luôn)
tại google form nhé.