Recap Opty Webinar #3: A Dose of Motivation – Swedish Institute Scholarships for Global Professionals (SISGP)

Tối thứ 7 vừa qua, Webinar #3: A Dose of Motivation – Swedish Institute Scholarships for Global Professionals (SISGP) của Opty Hunting đã diễn ra trọn vẹn với sự chia sẻ hết sức nhiệt tình từ 3 bạn speakers (đã được nhận học bổng SISGP năm nay với tỉ lệ chọi ~3% trên toàn cầu), với nội dung trải dài từ việc xác định nhu cầu của bản thân, chọn ngành chọn trường, tới việc thể hiện bản thân trong từng application document trong bộ hồ sơ SISGP với ví dụ cụ thể.

Opty Hunting thật lòng rất cảm ơn 3 bạn speakers đã dành thời gian và tâm huyết chia sẻ, và gần 100 bạn đã tham gia hôm đó.

Mình recap lại nội dung chia sẻ của từng bạn như sau:

1. Lưu Hạnh:

Hạnh lớn lên ở Sơn La, một tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 18 tuổi, Hạnh vào ĐH Ngoại thương Hà Nội – chương trình bình thường chứ không phải chương trình Cử nhân bằng tiếng Anh, và cũng từ lúc này mới bắt đầu theo học tiếng Anh một cách chỉn chu. Trong quá trình học, Hạnh không nhận học bổng sáng giá, cũng không đi trao đổi ở nước ngoài. Dù vậy, Hạnh chưa bao giờ coi xuất phát điểm không tốt đó là thiệt thòi, mà còn nghĩ rằng đó là cơ hội để mình luôn luôn học hỏi và cố gắng để phát triển.

Quá trình phát triển của Hạnh gồm có 3 mảng chính:

  1. nghiên cứu học thuật: với 3 bài xuất bản, trong đó Hạnh là tác giả chính của 2 bài về thời trang bền vững và hệ sinh thái khởi nghiệp.
  2. các hoạt động xã hội: thể hiện sự quan tâm tới môi trường khi từ hồi cấp 3 đã thành lập tổ chức môi trường đầu tiên ở trường cấp 3, rồi khởi sự một information hub về thời trang tuần hoàn. Trong lúc học ĐH, Hạnh cũng tham gia dẫn tour ở Hanoikids nữa.
  3. kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, kể từ khi Hạnh tốt nghiệp ngoài Hà Nội và chuyển vào Sài Gòn. Hạnh đã làm cho cả tập đoạn nước ngoài, startups, Venture Capitals và SMEs khác, rồi sáng lập và đồng sáng lập 2 startups về thời trang tuần hoàn. Hiện Hạnh vẫn làm 1 startup và làm cho một công ty Việt Nam, song song với theo học Thạc sĩ về Strategic Entrepreneurship ở Jonkoping.

Cũng có nhiều lần Hạnh vò đầu bứt tai tại sao career path của mình rối rắm vậy, để rồi nhận ra rằng có lẽ những đấu tranh đó là không thể không trải qua nếu mình thực sự muốn hiểu về bản thân mình.

Việc hiểu về bản thân cũng rất cần thiết khi các bạn xác định 3 điểm quan trọng nhất trong hành trình apply học bổng:

  • (a) Nơi mình đang đứng
  • (b) Nơi mình muốn đến: tức việc học ngành nào, ở trường nào, với học bổng nào, và có những cơ hội nào trong và sau khi tốt nghiệp…
  • (c) Cách đi từ a đến b: thông qua việc viết bài luận, hỏi thư giới thiệu, tìm tips làm nổi bật hồ sơ…

Mọi người hay chú trọng tới điểm c > b > a, nhưng Hạnh nghĩ có lẽ mọi ứng viên nên dồn sức vào phần a > b > c trước khi ứng tuyển, thông qua các câu hỏi như sau:

  • Who am I, so far?
  • What I have now?
  • What am I looking for, honestly?

Với câu hỏi “Who am I, so far?”, Hạnh nghĩ mỗi người đều có một sợi chỉ đỏ (red thread) dẫn dắt hành trình phát triển của bản thân, dù thường rối ren với nhiều sự kiện nhưng có thể bóc tách bằng cách đặt các câu hỏi nhỏ hơn như:

  • Can I use three words/phrases (or 5-7 significant events) to describe my path?
  • What are significant milestones?
  • Any events I don’t want to mention in the red thread?

Với câu hỏi thứ 2, Hạnh đã nhiều lần cả phản tư lẫn đi hỏi người xung quanh để tìm sweet spot (lợi thế cạnh tranh của mình).

Và với câu hỏi cuối cùng “What am I looking for, honestly?”, Hạnh nghĩ rằng nhiều người muốn một học bổng vì nhiều lý do, nhưng các bạn hãy thử hỏi bản thân câu “Có chắc không?” để biết liệu học bổng đó có quan trọng cho hành trình phát triển của mình, liệu việc đi học ở trường đó có phù hợp với mình, hay mình có thể chọn trường khác…

Một khi đã hiểu mình (a) và hiểu nhu cầu phát triển của mình (b) rồi thì mạnh dạn tập trung hết sức vào (c) và đừng quên keep expectation low, và có kế hoạch A B C D…

2. Nguyễn Huy:

Huy có background học thuật về Aerospace Engineering ở trường ĐH Bách Khoa, nhưng đã từng nhận học bổng trao đổi về IT/ICT ở Hàn Quốc và Singapore. Sau đó, Huy làm Engineering Intern ở Vietnam Airlines, tiếp tới là các vị trí về IT/ Technology/Security Risks ở UN, EY và VNG. Huy cũng tham gia hoạt động xã hội tích cực, và nổi trội nhất là co-founded một ứng dụng điện thoại, làm giáo viên ở Cyberkid, thành viên của một tổ chức đào tạo về an ninh mạng, và làm CSR Representative ở EY.

Khi quyết định ứng tuyển năm vừa rồi, Huy đã lập biểu đồ thống kê rất chi tiết số liệu về số lượng, ngành học và trường học của các bạn Việt Nam nhận SISGP trong mấy năm trở lại đây (đồng thời so sánh với số liệu của các ứng viên quốc tế). Từ đó, Huy đưa ra lựa chọn về ngành và trường cho riêng mình là Information Systems Management ở trường Stockholm.

Rồi để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển, Trong hồ sơ ứng tuyển, Huy đã nhìn lại mình ở hiện tại, và mình của mong muốn trong 5-10 năm nữa, và xem sự tương thích với cả hiện trạng và tương lai của Việt Nam, từ đó nhìn được tiềm năng cống hiến của mình cho sự phát triển của Việt Nam.

3. Lê Thư:

Thư tốt nghiệp RMIT ngành Logistics and Supply Chain Management (SCM) năm 2019 với GPA 3.5 (trong top 5%), sau đó vào chương trình Management Trainee của Heineken. Thư gia nhập Kuehne and Nagel (K&N) với vị trí Solution Design Analyst vào năm 2020, và được promoted thành Solution Design Engineer năm 2021. Tới 2022, Thư chuyển qua Unilever với vai trò Customers Supply Chain Assistant Manager, và năm 2023 thì chuyển tới tít Thụy Điển để học MSc in Logistics & SCM ở Lund với học bổng SISGP.

Bên ngoài các hoạt động học tập và làm việc, Thư cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như làm International Volunteer Program Manager ở AIESEC RMIT (nhằm promote SDGs), thi Vietnam Supply Chain Challenge 2022 (Professional Category) – lúc này nhóm Thư được chọn làm đại diện Việt Nam tham gia Global Challenge, nhưng do các thành viên trong nhóm bận quá nên đã không tham gia, hay làm Guest Speaker ở các khóa đào tạo của VILAS.

Với những phát triển không ngừng đó, Thư vẫn muốn đi học ở nước ngoài để:

  • phát triển bản thân: do trước giờ Thư sống với gia đình, chưa bao giờ đi nước ngoài quá 2 tuần, nên chưa tự lập quá nhiều; nếu du học thì Thư có thể thay đổi môi trường sống khác và có nhiều kỹ năng sống hơn.
  • travel khắp châu Âu.
  • cải thiện kỹ năng chuyên ngành để hội nhập với xu hướng Industry 4.0 – Data Driven, và Sustainability trong môi trường làm việc.

Khi quyết định tìm đường đi du học, Thư đã lọc trường và lọc ngành theo từng lớp sau đây:

  • Education System với các trường trong top 100 có ngành của Thư
  • Học phí thấp và/hoặc học bổng cao
  • Hạn nộp hồ sơ từ tháng 1 trở đi (vì lúc Thư quyết định nộp hồ sơ là tháng 1 rồi)
  • Trường có Logistics and Supply Chain nhưng không yêu cầu GMAT & có thể waive điểm IELTS cho Thư (vì đã học ở RMIT).

Từ đó, Thư quyết định nộp Lund (cũng là trường có xếp hạng cao nhất trong danh sách các trường có ngành SCM của SISGP).

Trong vòng chưa đầy 1 tháng, Thư đã cần chuẩn bị cả:

  1. University Admission Application: dựa theo yêu cầu cụ thể được ghi trên website Lund. Do Lund yêu cầu ứng viên cần có Bachelor Degree in Engineering nhưng Thư chỉ có bằng Bachelor in Business, Thư đã quyết định nộp thêm Appendix gồm các môn học ở trường liên quan và chứng minh các kỹ năng chuyên môn của mình qua Application Form (với các câu hỏi ngắn, chứ chương trình không yêu cầu nộp CV).
  2. SISGP Application: Thư tập trung thể hiện đóng góp của mình SDG9 thông qua các thành phần sau:
    • CV: tóm lại kinh nghiệm làm professionally ở Heineken, K&N, Unilever, và extracurricularly ở VILAS & AIESEC (Thư lưu ý rằng CV template của SISGP không thân thiện với Macbook đâu).
    • Proof of Work Experience với ~ 3500h ở K&N
    • Proof of Leadership: với ~ 3500h quản lý dự án ở K&N và ~1000h tham gia đào tạo ở VILAS
    • Reference Letters: 1 thư từ K&N, và 1 thư từ VILAS
    • Motivation: dựa vào project đang làm ở Unilever

Thư cũng đưa ra kinh nghiệm chuyển đổi thông tin từ trong CV qua Proof of Work Experience bằng cách sử dụng action verbs, đảm bảo consistency; qua Proof of Leadership bằng cách dùng cả động và danh từ mang tính miêu tả, cùng với số liệu rõ ràng về hiệu quả đạt được thông qua Leadership của bản thân; rồi qua Reference Letter bằng cách chọn 1 ví dụ cụ thể với tác động về bền vững cho các bên liên quan.

Tựu chung lại, từ hành trình của mình, Thư nghĩ rằng không có một hình mẫu chung nào cho SI scholars cả, như Thư không GMAT, không IELTS, không nghiên cứu học thuật vẫn có thể được công nhận.

Các bạn tham gia hẳn cũng như mình, đều chia sẻ về việc rất ấn tượng với hành trình tìm để hiểu mình của Hạnh, thống kê theo biểu đồ siêu dễ hiểu của Huy, và ví dụ trực quan từ việc liên kết nội dung trong các phần của application docs mà Thư đưa ra. Hy vọng webinar #3 đã phần nào tiếp thêm động lực cho các bạn muốn ứng tuyển SISGP.

Photo by MAO YUQING on Unsplash


Opty Hunting chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ các bạn apply các học bổng/cơ hội quốc tế. Mentees của Opty Hunting (hay còn được gọi là Opty Hunters) đã đạt được nhiều học bổng khác nhau có giá trị toàn phần/cạnh tranh như: IDEAS/Irish Aid Fellowship/Ireland Fellows Program và GOI-IES của chính phủ Ireland, DAAD của chính phủ Đức, Fulbright của chính phủ Mỹ, Chevening của chính phủ Anh, Danish State của chính phủ Đan Mạch, GKS của chính phủ Hàn, MEXT của chính phủ Nhật, Erasmus Mundus, AAS của chính phủ Úc, British Council’s Women in STEM, Green Futures của Exeter, Arqus Talent Grant của Arqus Alliance, SISGP của chính phủ Thụy Điển, L-EARN for Impact, Maastricht University Holland-High Potential, học bổng dài hạn và trao đổi/giao lưu ngắn hạn khác… Thành tích cụ thể và review của các bạn mentees có tại: album Opty Hunters.

Form đăng ký (Lớp Apply T10 đã có lịch, hoặc Mentor 1-1/Mentor 1-1 Exclusive bắt đầu bất cứ lúc nào) để Opty Hunting đồng hành cùng bạn.

Webinars về học bổng (miễn phí)