Xác định mục tiêu học bổng thực tế và phù hợp

Một khi bạn muốn đi du học với học bổng, mình nghĩ bạn cần xác định mục tiêu một cách thực tế – đảm bảo rằng nhu cầu học tập và tài chính (hay còn gọi là mức học bổng) của bạn phù hợp với bối cảnh học bổng ở quốc gia/trường học mà bạn đang hướng tới.

Ví dụ:

  1. Nếu bạn muốn học Thạc sĩ toàn thời gian ở Na Uy với học bổng thì e rằng khó, vì hiện giờ các trường Đại học của Na Uy (cả công và tư lập) cũng như chính phủ và các tổ chức ở Na Uy đều không có học bổng áp dụng với ứng viên từ Việt Nam. Chỉ năm trước thôi, trường BI Norwegian còn có học bổng lên tới 100% học phí + 70% sinh hoạt phí, nhưng kể từ năm học 2023/24, khi Na Uy bắt đầu thu học phí với sinh viên tới từ ngoài châu Âu, trường BI Norwegian cũng đã cắt các suất học bổng này với đối tượng sinh viên đóng phí.
  2. Nếu bạn muốn học Cử nhân hay Thạc sĩ toàn thời gian ở Phần Lan với học bổng toàn phần cũng sẽ khó nốt, vì hiện giờ học bổng của các trường ĐH ở Phần Lan chỉ ở mức tối đa 100% học phí cho cả bậc Cử nhân hay Thạc sĩ, còn học bổng Chính phủ Phần Lan chỉ ở mức 100% học phí + 5000 eur sinh hoạt phí cho năm đầu và 100% học phí cho năm học thứ hai của Thạc sĩ.
  3. Nếu bạn chưa có đủ 3000h kinh nghiệm làm việc hay tham gia các hoạt động ở tối đa 3 công ty/tổ chức trong hoặc sau chương trình Cử nhân, bạn cũng không có lựa chọn để theo học Thạc sĩ toàn thời gian ở Thụy Điển với học bổng toàn phần, vì học bổng Thạc sĩ đến từ các trường ĐH ở Thụy Điển chỉ phần lớn dừng ở mức 100% học phí thôi (có trường Umea cho thêm chút sinh hoạt phí với ngành Public Health hay Lund có Ingvar Kamprad Scholarship có thể cấp cả 100% học phí và 10000 eur sinh hoạt phí cho Ms in Industrial Design). Còn nếu muốn học bổng toàn phần ở Thụy Điển, bạn cần cố gắng đủ các điều kiện về giờ làm việc như trên và nộp SISGP với số lượng vài bạn Việt Nam được chọn mỗi năm.
    *Sở dĩ mình dùng cụm từ “toàn thời gian” là vì nếu các bạn chỉ học một hai kỳ ở các nước trên thì các bạn vẫn nộp được các học bổng như Erasmus Mundus, Erasmus+; và dùng từ “khó” chứ không phải “không thể” vì vẫn có các học bổng từ các quỹ như CIMB, OFID sẽ cho ứng viên theo học chương trình ở bất kì quốc gia nào.

Tương tự như vậy, đây là bạn Opty Hunters chưa có đủ 2800 giờ làm việc trước, trong và sau lúc học Cử nhân để nộp Chevening, mà bạn muốn theo học Stem Cell and Regenerative Medicine ở ĐH Sheffield ở Anh. Với background của bạn í và lựa chọn về ngành học và trường học này, học bổng tối đa mà bạn bạn í đủ điều kiện ứng tuyển là International Postgraduate Taught Merit Scholarship trị giá 25% học phí, chứ không có lựa chọn nào cao hơn cả. (Có lẽ mọi người đều nghe tới học bổng toàn phần Allan and Nesta Ferguson Charitable Trust Masters Scholarships ở Sheffield áp dung với cả ứng viên Việt Nam, nhưng rất tiếc học bổng này chỉ dành cho một số ngành trong lĩnh vực phát triển mà thôi – không phải ngành mà bạn Opty Hunter muốn học). Nghe mức học bổng International Postgraduate Taught Merit không cao lắm, nhưng học bổng cũng không hề dễ, khác với các mức discount 2000 3000 bảng đại trà để thu hút học sinh (bản thân Sheffield cũng có thứ hạng và độ cạnh tranh cao mà).

Mình đưa ra những thông tin này mong mọi người hiểu rằng: cơ hội học bổng tối đa mà mỗi người có thể ứng tuyển sẽ có sự khác nhau. Người khác nộp được, chưa chắc bạn đã nộp được; và ngược lại, người khác không nộp được, nhưng có thể bạn sẽ nộp được. Hãy xác định rõ eligibility của mình và nhu cầu tài chính của bản thân để nộp các chương trình học, hướng tới các quốc gia phù hợp.

Photo by Jonathan Chng on Unsplash


Opty Hunting chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ các bạn apply các học bổng/cơ hội quốc tế. Mentees của Opty Hunting (hay còn được gọi là Opty Hunters) đã đạt được nhiều học bổng khác nhau có giá trị toàn phần/cạnh tranh như: IDEAS/Irish Aid Fellowship/Ireland Fellows Program và GOI-IES của chính phủ Ireland, DAAD của chính phủ Đức, Fulbright của chính phủ Mỹ, Chevening của chính phủ Anh, Danish State của chính phủ Đan Mạch, GKS của chính phủ Hàn, MEXT của chính phủ Nhật, Erasmus Mundus, AAS của chính phủ Úc, SISGP của chính phủ Thụy Điển, Finland Scholarship của chính phủ Phần Lan, British Council’s Women in STEM, Green Futures của Exeter, L-EARN for Impact, Maastricht University Holland-High Potential hay các học bổng dài hạn/trao đổi/giao lưu ngắn hạn khác… Thành tích cụ thể và review của các bạn mentees có tại album Opty Hunters.

Các bạn xem thông tin về:
(i) Lớp học, học phí & lịch mở LỚP APPLY TỔNG QUÁT/ NGHIÊN CỨU
(ii) MENTOR 1-1 cho từng thành phần trong bộ hồ sơ hoặc Hourly Consulting hoặc Mock Interview (có thể bắt đầu luôn)
tại google form nhé.