Giờ này 4 năm trước, mình bắt đầu rục rịch tìm hiểu, đọc thông tin về các dự án nghiên cứu, tìm dự án thích hợp với mình, liên hệ giáo sư, rồi làm hồ sơ các chương trình nghiên cứu hè Summer Research Internships tại ĐH Auckland, New Zealand và ĐH Queensland (University of Queensland – UQ), Úc. Vào hè, mình nhận được thư chấp nhận ở cả 2 nơi, nhưng do trùng thời gian nên mình chỉ có thể chọn 1 để tham gia.
Ở bài viết này, mình chia sẻ kinh nghiệm ứng tuyển research internships (thực tập nghiên cứu) của bản thân, với 3 bước cơ bản.
1. Tìm đề tài:
Research internships có đặc thù gồm những dự án nghiên cứu cụ thể, và thực tập sinh cũng cần ứng tuyển vào những dự án cụ thể đó. Có chương trình cho bạn chọn 2 – 3 dự án khi ghi trong hồ sơ, nhưng UQ thì chỉ cho ghi 1 mà thôi, nên hãy suy nghĩ kĩ nhé 🙂. Nhưng nên chọn đề tài như thế nào? Hãy chọn đề tài bạn thích và có khả năng, tức là phù hợp với background của bạn, kể cả chính thống (ngành học trên trường, kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm,…) hay không chính thống (tham gia các khoá học online, tự mày mò tìm hiểu về lĩnh vực đó).
2. Liên hệ với giáo sư:
Thường giáo sư rất bận, có bao nhiêu thư liên hệ từ ứng viên thạc sĩ, tiến sĩ rồi, vậy mình liên hệ thế nào cho đủ “duyên”? Hãy gửi thư ngắn gọn, súc tích, trình bày rõ background, khả năng và nguyện vọng, sự phù hợp của bản thân với dự án giáo sư đang tuyển. Nếu giáo sư thấy ấn tượng với bạn thì cơ hội lớn bạn sẽ được để ý khi xét duyệt hồ sơ trong hàng trăm hồ sơ được gửi về đấy.
3. Nộp hồ sơ ứng tuyển qua trường:
Thường thì bạn cần nộp application package bao gồm CV, (short) Statement of Purposes, Research Proposal và thư giới thiệu cho các chương trình thực tập nghiên cứu, tuỳ trường hợp mà sẽ nộp qua trường (nếu quỹ funding từ trường) hay trực tiếp qua phòng thí nghiệm (nếu quỹ từ lab/giáo sư). Trong trường hợp UQ thì không cần thư giới thiệu, tức là đã giảm đi một nỗi lo khá lớn 😛.
Mình nghĩ yếu tố quyết định tiên quyết của các lần nộp hồ sơ/ ứng tuyển chính là sự chuẩn bị kỹ càng. Thích gì, muốn làm gì phải tìm hiểu kỹ lưỡng xem mình có hợp với người ta không, mình có đóng góp được gì cho người ta không, mình có những điểm mạnh gì mà họ nên chọn mình chứ không phải chọn người khác,… Apply bao giờ cũng cần sự kiên trì, nỗ lực bên cạnh khả năng.
Vậy nên, nếu các bạn đang muốn apply: 1) Đại học, 2) cao học, 3) chương trình thực tập, trao đổi, giao lưu ngắn hạn ở nước ngoài mà gặp khó khăn, cần tư vấn thì đừng ngần ngại nhắn Opportunity Hunting nhé. Chúng mình có lớp hướng dẫn apply và cả mentors 1-1 đó.
P/S: Ảnh mình down từ nguồn ảnh miễn phí của Unsplash.